Mẹ bị sát hại, con trai nguy kịch, nhưng cả gia đình chỉ có 3 triệu đồng
Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 19:05, 03/09/2020
Kiên Giang: Cô giáo mở siêu thị 0 đồng cho học sinh nghèo
21.800 suất ăn miễn phí tặng cho người khó khăn trong mùa dịch
Gia đình NSND Lý Huỳnh tặng máy thở cho BV Chợ Rẫy để phòng chống COVID-19
Gia đình bé trai Nguyễn Văn Thêm (12 tuổi, ngụ huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre) rất nghèo, em mồ côi mẹ từ lúc lên 5 tuổi, phải sống lây lất qua ngày với bà ngoại.
Bà Nguyễn Thị Nguyễn - bà ngoại của Thêm kể, mẹ Thêm mất là do bị sát hại, rồi cha đi lấy vợ khác, Thêm phải sống với ngoại trong cảnh túng thiếu, khó khăn đủ điều. Đến nay, Thêm đã học đến lớp 6, và trong suốt 5 năm học qua, em đều là học sinh giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. Ngoài giờ học, Thêm phụ bà ngoại làm việc thêm để sống qua ngày. Thương cháu chịu khó, học giỏi nên dù khó khăn, bà ngoại Thêm vẫn quyết tâm cho cháu đi học.
“Do vậy, dù tôi đã tuổi cao, sức yếu nhưng lại là trụ cột chính của gia đình (nhà Thêm còn có một cậu lớn bệnh tim đã mổ nên hạn chế sức lao động, chỉ làm thuê nhổ cỏ quanh xóm, một cậu út còn tuổi ăn học chỉ lớn hơn Thêm vài tuổi) nên 2 bà cháu phải sống lây lất cho qua ngày”, bà Nguyễn ngậm ngùi cho biết.
Vậy mà trời chẳng chiều lòng người, vào một ngày trung tuần tháng 8.2020 vừa qua, Thêm bị sốt và đau ngực nên được đưa đến bác sĩ gần nhà khám. Bác sĩ chẩn đoán em bị nhiễm siêu vi, viêm phế quản. Và cứ thế cứ vài ngày lại đến bác sĩ khám, cho thuốc điều trị nhiễm siêu vi, viêm phế quản, nhưng uống mãi vẫn không hết bệnh.
Mới đây, bất ngờ Thêm nôn ói, gục ngất ngay tại nhà, da xanh tái, hai bà cháu đưa nhau đi cấp cứu ở huyện, rồi chuyển lên bệnh viện tỉnh. Tại đây bác sĩ chẩn đoán em bị viêm cơ tim cấp, biến chứngsốctim và rối loạn nhịp tim phức tạp. Để đảm bảo tính mạng, Thêm được chuyển tức tốc lên Bệnh viện Nhi đồng Thành Phố.
Ngay khi tiếp nhận, các bác sĩ ở Bệnh viện Nhi đồng Thành Phố đã lập tức cấp cứu, cấy máy tạo nhịp tim khẩn cấp. Sau đó bệnh nhân bị biến chứng suy đa cơ quan như:tim, gan, thận… Các bác sĩ ở đây buộc phải cho bệnh nhi thở máy, lọc máu, chạy ECMO (tim phổi nhân tạo),sốcđiện, đặt máy tạo nhịp...
TS.BS Trương Quang Định - Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành Phố cho biết, kinh phí điều trị rất lớn, chỉ trong ngày đầu đã hết hơn 30 triệu đồng, những ngày lọc máu đã qua, gan thận em đã hồi phục khả quan, nhưng trái tim vẫn đang cần tiếp tục hồi sinh với rất nhiều thuốc, hệ thống ECMO cũng vài chục triệu đồng/ngày...
"Hiện nay Thêmđang có những dấu hiệu lạc quan và ánh sáng hy vọng đã bắt đầu le lói. Tuy nhiên,sức khỏe của Thêm vẫn rất yếu, phải nằm tại Khoa hồi sức tích cực, liên tục trải qua các kỹ thuật tốn kém để cứu chữa bảo tồn tim, gan, thận, phổi… của em đều bị ảnh hưởng nặng nề. Ngoài lọc máu, chạy ECMO,sốcđiện, đặt máy tạo nhịp... sự sống của Thêm còn phải duy trì mong manh bởi rất nhiều thuốc vận mạch, chống loạn nhịp, an thần, kháng sinh...", bác sĩ Định chia sẻ.
Bà ngoại của Thêm cho biết, ngày cháu chuyển viện, gia đình bà bán hết sạch đồ đạc trong nhà, gói gắm tất cả chỉ được 3 triệu đồng khăn gói theo xe cấp cứu cả đêm lên Sài Gòn. “Tôi làm thuê ở dưới quê, ai thuê gì làmđó, chẳng may cháu đột ngột bị bệnh, phải chạy tim phổi nhân tạo, lọc máu đủ thứ, dự tính các chi phí lên tới vài trăm triệu đồng. Tôi một mình chạy xin khắp nơi cũng được hơn chục triệu, nhưng tôi chỉ mong các bác sĩ cố gắng hết sức, đừng buông bỏ, đừng để cháu tôi về dưới đoàn tụ với mẹ nó sớm quá", bà nghẹn ngào nói.
Những lời nói ấy của người bà như bóp nghẹn trái tim của những bác sĩ ở đây, họ quyết tâm sẽ không bao giờ đầu hàng cho dù bệnh nhân Thêm có nguy kịch đến cỡ nào.
Nhìn người bà thôn quê già yếu, một thân một mình chăm lo cho cháu bệnh nguy kịch trên mảnh đất Sài Gòn hoa lệ này, không biết bấu víu vào đâu. Rất mong sự chung tay sự giúp đỡ của những tấm lòng gần xa để con đường tìm lại cuộc đời mới cho Thêm, và bà em được trọn vẹn hơn, ý nghĩa hơn.
Hồ Quang