Mỹ không dành ưu đãi về đầu tư cho Nhật
Quốc tế - Ngày đăng : 18:39, 26/01/2020
Danh sách do Bộ Tài chính Mỹ lập ra chỉ có Anh, Úc, Canada, chuẩn bị có hiệu lực căn cứ theo Đạo luật Hiện đại hóa đánh giá rủi ro đầu tư nước ngoài (FIRRMA) từ ngày 13.2 tới.
FIRRMA đưa cả dữ liệu lẫn tài sản cá nhân gần các cơ sở quân sự nhất định, cũng như một số cơ sở chính phủ vào phạm vi kiểm soát của CFIUS, đồng thời mở rộng phạm vi định nghĩa an ninh quốc gia do số lượng công nghệ quân dụng ngày càng nhiều.
Đạo luật xuất phát từ lo ngại công nghệ cùng thông tin nhạy cảm lọt vào tay Trung Quốc. Chưa rõ FIRRMA sẽ được thực thi ra sao, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết sẽ công khai bộ tiêu chí đánh giá.
Không chỉ Mỹ mà Nhật cũng nỗ lực ngăn mất cắp công nghệ. Chính quyền Tokyo vào tháng 11.2019 siết chặt quy định đầu tư nước ngoài, đòi hỏi nhà đầu tư muốn mua hơn 1% cổ phần của những công ty quan trọng với an ninh quốc gia thì phải báo cáo trước (hạn mức trước là 10%). Họ còn dự định hạn chế cả hoạt động mua đất.
Phía Nhật mong rằng hàng loạt sửa đổi nêu trên giúp nước này có tên trong danh sách trắng Mỹ. Nhưng kỳ vọng đã không thành hiện thực, ảnh hưởng đến kế hoạch đầu tư của doanh nghiệp Nhật.
Luật sư kinh tế Ryo Okubo nhận xét sở dĩ Anh, Úc, Canada lọt vào danh sách là vì ba nước thuộc liên minh tình báo Five Eyes có cả Mỹ, cònThành viên khác là New Zealand đầu tư vào Mỹ rất ít nên không có tên. Ông cho rằng hiện cơ hội Nhật hay quốc gia khác có tên là rất thấp.
Theo chuyên gia chính sách thương mại Yoshihide Ito: “Có thể Mỹ đang chờ xem Nhật thực thi quy định đầu tư nước ngoài mới như thế nào, cũng như tiến triển tiếp theo trong quan hệ Trung - Nhật”.
Cẩm Bình (theo Nikkei Asian Review)