Đại sứ David K.E. Bruce và cũng là một người bạn cố trí của tôi yêu cầu gia hạn ngưng bắn 48 giờ. Tổng thống chỉ đồng ý gia hạn thêm có 6 giờ. Kosygin giận điên lên và điện thoại cho Ngoại trưởng Dean Rusk bảo rằng thời hạn 6 giờ này quả là khôi hài! Không thể nào tiếp xúc với Hà Nội và báo lại câu trả lời trong thời gian ngắn ngủi như thế được...
Kỳ 38: Sai lầm khi không thăm dò thông điệp của Thủ tướng Phạm Văn Đồng
Kỳ 37: Hàng rào điện tử hay phòng tuyến McNamara Từ cuộc ngưng oanh kích dịp lễ Giáng sinh 1965, chúng tôi đã nhấn mạnh rằng Hà Nội phải giảm hoạt động trên bộ đồng thời với việc chúng tôi ngưng oanh kích. BV tỏ ra xem điều đó như là một nỗ lực dùng sự đe dọa tiếp tục oanh kích để ép họ phải xuống thang, thành ra họ từ khước chấp nhận áp lực này.
Nhằm mục đích nối lại khoảng cách này, giờ đây chúng tôi tuyên bố: “Hãy cho chúng tôi những đảm bảo mật rằng sẽ không chỉ “đàm đạo” mà thôi, mà còn hơn thế nữa, thì chúng tôi sẽ ngưng ngay oanh kích. Sau đó quý vị mới hãy hành động tương ứng bằng cách giảm xâm nhập và các hoạt động quân sự tại miền Nam…”.
Trên cơ sở công thức mới mẻ này – được gọi là “công thức giai đoạn A - giai đoạn B” – đến tháng 11 Levwandowski cho hay đã chắc chắn có được thỏa thuận của Hà Nội đồng ý gặp Mỹ tại thủ đô Warsaw của Ba Lan kể từ ngày 5/12/1966.
Ngày 2 và 4/12, máy bay Mỹ lại tấn công các mục tiêu mới quanh Hà Nội. Đây là những phi vụ được lên kế hoạch cho ngày 10/11 song được hoãn lại do thời tiết xấu.
Phía Ba Lan phản ứng một cách giận dữ trước thời điểm oanh kích không thích hợp chút nào này song cũng đồng ý tiến hành kế hoạch đã dự trù. Đại sứ Mỹ tại Ba Lan - Gronouski gặp Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan Adam Rapacki ngày 6/12. Phía Hà Nội không thấy xuất hiện. Gronouski gặp lại Rapacki ngày 13/12. Song chính hôm ấy và cả ngày hôm sau, Mỹ lại oanh kích hồi đầu tháng.
Làm thế nào mà một việc như vậy lại có thể xảy ra?
Một số viên chức cao cấp Mỹ ngờ rằng Hà Nội có thể hiểu lầm do đợt không kích thứ nhì ngay trước ngày mở đàm luận. Lodge (đại sứ Mỹ tại Sài Gòn), Gronouski (đại sứ Mỹ tại Ba Lan), Thứ trưởng Ngoại giao Nicholas Katzenbach, Tommy Thompson (đại sứ Mỹ tại Moscow) và tôi đã tuyệt vọng nài nỉ Tổng thống làm sao hoãn đợt ngưng bắn này lại.
Song Johnson, do vẫn còn bị choáng bởi các hậu quả của đợt ngưng oanh kích lễ Giáng sinh, lại nghĩ rằng nếu dời đợt không kích sẽ bị đối phương cho là vì yếu thế. Ông bác bỏ đề xuất của chúng tôi.
Phản ứng đến ngay thật nhanh. Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan Rapacki báo cho Gronouski, đại sứ Mỹ tại Ba Lan, rằng đợt không kích đã làm tổn thương cho các cuộc đàm đạo.
Một viên chức sứ quán LX tại Washington sau đó cũng nói với John Naughton rằng Moscow tưởng rằng đã có được một bầu không khí thuận lợi cho các cuộc đàm phán, nhưng các cuộc không khí này chỉ dấu ngược lại. Viên chức này nói tiếp rằng lúc đó tại Hà Nội cũng đã có những khuynh hướng thiên về một thỏa hiệp, song “đã không trở thành tích cực hơn được trong một bối cảnh bom rơi xuống Hà Nội”.
Vài tuần sau, một sáng kiến hòa bình thứ ba mang tên Hướng Dương dẫn đến một thất bại còn thê thảm hơn nữa – và còn làm cho quan hệ Mỹ - Anh căng thẳng. Sáng kiến này bao gồm 3 cuộc tiếp xúc riêng rẽ: trực tiếp, tiếp cận sứ quán BV tại Moscow; một bức thư riêng của Tổng thống Johnson gửi đến ông Hồ Chí Minh; và một cố gắng do Thủ tướng Anh Harold Wilson qua ngã Thủ tướng LX Alexei Kosygin.
Sáng kiến này bắt đầu vào đầu tháng 1-1967, khi người Nga thông báo cho sứ quán Mỹ tại Moscow rằng nếu chúng ta xin gặp tham biện của sứ quán BV, các cuộc tiếp xúc thăm dò có thể sinh kết quả, có thể dẫn đến đàm phán nghiêm chỉnh.
Quan chức cao cấp của Mỹ lúc đó tại Moscow là John Guthrie gặp người đồng ngạch phía đối phương là Lê Chang hôm 10 - 1. Guthrie báo cáo lại là Le Chang tỏ ra bồn chồn chẳng nói chẳng rằng, chỉ ngồi nghe.
Dẫu sao, ông ta cũng đã mời Guthrie trở lại gặp một lần thứ nhì. Nhân dịp này, Guthrie phác họa một kịch bản kết thúc chiến tranh : ngưng bắn kèm theo triệt thoái quân, bầu cử, Mặt trận Giải phóng tham gia vào sinh hoạt chính trị, và còn có thể thống nhất Bắc – Nam. Chang lại lặng thinh nghe Guthrie phát biểu. Một tuần sau, Chang đã đón tiếp Guthrie bằng một cuộc tranh luận dài và nặng lời.
Ngày 6.2, Thủ tướng Anh Wilson đón Alexei Kosygin sang London thăm chính thức. Vào lúc đó một cuộc ngưng bắn ngắn ngủi nhân dịp Tết cũng vừa mới bắt đầu. Wilson và Kosygin bàn về tuyên bố mới đây của Bộ trưởng Ngoại giao BV Nguyễn Duy Trinh rằng “có thể bắt đầu đàm phán” nếu ngưng oanh kích vô điều kiện.
Đến khi Kosygin chịu không bảo đảm rằng sau khi ngưng oanh kích sẽ có thể bắt đầu đàm phán, Wilson mới đưa ra công thức “Giai đoạn A – Giai đoạn B” (tức một bên giảm oanh kích, một bên giảm xâm nhập).
Thế nhưng các cuộc xâm nhập lại quá hiển nhiên khiến Tổng thống, trong thư gửi ông Hồ Chí Minh, đã tỏ ra cứng rắn trong lập trường của mình về việc hai bên cùng xuống thang. Phía Mỹ yêu cầu Thủ tướng Wilson rút lại công thức “giảm oanh kích – giảm xâm nhập” và thay thế bằng một công thức mới và có tình đòi hỏi nhiều hơn : Washington sẽ ngừng oanh kích, nếu Hà Nội ngừng xâm nhập. Wilson phản ứng một cách giận dữ song cũng chuyển đề nghị này cho Kosygin.
Mỹ miễn cưỡng đồng ý đề xuất vào giờ chót của Wilson kéo dài ngưng bắn nhân dịp Tết thêm vài giờ để cho Kosygin kịp trình bày công thức mới này cho Hà Nội.
Đại sứ tài ba của chúng ta tại London, David K.E. Bruce và cũng là một người bạn cố trí của tôi, yêu cầu gia hạn ngưng bắn thêm 48 giờ. Tổng thống chỉ đồng ý gia hạn thêm có 6 giờ. Kosygin giận điên lên song cũng hứa sẽ làm những gì có thể làm.
Bruce điện thoại cho Ngoại trưởng Dean Rusk bảo rằng thời hạn 6 giờ này quả là khôi hài; Kosygin không thể nào tiếp xúc với Hà Nội và báo lại câu trả lời trong thời gian ngưng bắn ngắn ngủi như thế được.
Bruce thúc Ngoại trưởng Dean Rusk nài nỉ Tổng thống chấp thuận vài ngày. Trước khi Wilson kịp có được phúc đáp của phía người Nga, cuộc oanh kích đã bắt đầu trở lại...
Danh Đức dịch (Tiêu đề của Một Thế Giới)