Kỳ 8: Đề nghị thay Diệm - Nhu vì "cần chế độ do quân đội nắm quyền"
Hồ sơ - Ngày đăng : 05:33, 22/11/2014
Những trích đoạn dưới đây có thể tóm tắt các kết luận và khuyến cáo của chúng tôi, tỏ rõ sự tin tưởng rằng một sự thay đổi chính phủ nào không bị đe dọa bởi tham vọng thiết lập một nhà nước độc tài của Ngô Đình Nhu…nhất định sẽ tốt hơn là chính phủ hiện tại.
Kết luận:
· Chiến dịch quân sự đã và đang tiếp tục đạt tiến bộ.
· Có những căng thằng chính trị ở Sài Gòn (và có thể ở một vài nơi khác tại NVN), nơi mà chính phủ ông Diệm – Nhu đang ngày càng trở nên thất nhân tâm.
· Các hành động đàn áp hơn nữa của các ông Diệm – Nhu có thể sẽ làm thay đổi chiều hướng quân sự thuận lợi hiện nay. Mặt khác, quay trở lại với các biện pháp kiểm soát và cai trị ôn hòa hơn, sẽ có thể làm dịu đi một cách đáng kể cuộc khủng hoảng chính trị.
· Không chắc rằng những sức ép của Mỹ sẽ đẩy anh em Diệm – Nhu đến chỗ tiết chế ôn hòa. Ngược lại càng ép, họ càng bướng bỉnh. Song nếu không có những sức ép, có thể họ sẽ tiếp tục hành xử như đã qua.
· Viễn tưởng thay đổi chế độ để rồi cải thiện được tình hình chỉ là năm ăn năm thua. Thoạt tiên, chỉ một chế độ có quyền uy mạnh mẽ mới có thể đoàn kết được chính phủ và duy trì trật tự. Căn cứ trên vai trò tối thượng của giới quân nhân tại VN ngày nay, có thể vai trò này sẽ được đáp ứng bởi một sĩ quan quân đội lên nắm quyền qua một quá trình chọn lọc sau những tranh giành của phe quân nhân. Một chế độ quân sự độc tài như thế, có thể, trong giai đoạn phấn chấn đầu tiên sau khi các ông Diệm – Nhu ra đi, sẽ có khả năng tiếp tục công việc trấn áp nạn tham ô của bộ máy công quyền VN đã có thời trươc trào Diệm, và quan tâm đến các vấn đề quân sự hơn là các vấn đề xã hội, kinh tế, chính trị, kèm theo một khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa bài ngoại ờ một mức độ nào đó.
Kiến nghị:
Chúng tôi kiến nghị rằng:
· Tướng Harkins xem xét lại vụ Ngô Đình Diệm, những cải tổ quân sự cần thiết cho việc kết thúc chiến dịch quân sự ở miền Bắc và miền Trung vào cuối năm 1964, và tại vùng đồng bằng sông Cửu Long vào cuối năm 1965.
· Thiết lập từ một chương trình huấn luyện người NVN sao cho có thể đảm nhận từ cuối năm 1965 các công tác hiện do nhân viên quân sự Mỹ đảm trách. Từ đó sẽ có thể đa số nhân viên Mỹ vào thời điểm đó.
· (Nhờ đó) Bộ Quốc phòng có thể công bố trong một tương lai rất gần các kế hoạch chuẩn bị rút 1.000 nhân viên quân sự Mỹ vào cuối năm này.
· Để tỏ rõ cho Diệm biết chúng ta không tán thành chương trình chính trị của ông ta, chúng ta:
o Ngưng hậu thuẫn tài chánh một cách đáng kể cho các chương trình phát triển của ông ta.
o Duy trì các quan hệ thuần túy “nghiêm chỉnh” hiện tại với các nhân vật lãnh đạo cao cấp của chánh phủ NVN.
o Theo dõi tình hình chặt chẽ để nắm rõ tổng thống Diệm đi những bước nhằm giảm thiểu các biện pháp đàn áp cải thiện các nỗ lực quân sự. Chúng ta cũng sẽ thừa nhận rằng trong 1 đến 4 tháng tới, chúng ta có thể sẽ quyết định có những hành động quyết liệt hơn.
o Chúng ta sẽ không khởi xướng bất cứ điều gì có thể khuyến khích tich cực một sự thay đổi trong chính phủ.
Trong bàn phúc trình này chúng tôi đặc biệt nhấn mạnh chúng tôi không tin rằng hành động tổ chức một cuộc chính biến sẽ được tiến hành vào thời điểm đó.
Chúng tôi đến Washington sớm ngày 2.10. Sau đó trong buổi sáng, tướng Max và tôi đến tòa Bạch Ốc báo cáo với Tổng thống trong vòng một giờ về chuyến đi của chúng tôi. Đề tài chánh là khuyến cáo rút 1.000 cố vấn của chúng tôi. Tôi nói: “Thưa Tổng thống, chúng ta phải có được một cách nào đó để rút khỏi khu vực đó, và chúng ta phải cho đất nước chúng ta biết điều đó”.