Kỳ 38: Triết gia Ludwig Wittgenstein và triết học thông qua thưởng lãm cà phê

Văn hóa - Ngày đăng : 08:25, 28/05/2020

Người Nhật đã định hình Trà đạo thành đạo lý của dân tộc, một nghệ thuật sống được truyền tải qua việc thưởng lãm một tách trà. Trong khi đó, Việt Nam – một cường quốc cà phê nhất nhì thế giới, có hạt cà phê Robusta ngon nhất thế giới, có một bề dày lịch sử văn hóa thưởng lãm cà phê hàng trăm năm, nhưng đến nay, giá trị cà phê Việt Nam vẫn thuộc phân khúc thấp, chủ yếu xuất thô và chưa được định hình đúng vị thế vốn có của ngành, của quốc gia.

Với mong muốn đưa ngành cà phê Việt Nam lên một tầm cao mới, nâng cao giá trị cà phê không chỉ là còn là một thức uống thông thường mà còn ở tầm mức cà phê văn hóa, cà phê nghệ thuật, cà phê tinh thần… đến cà phê triết đạo, xứng đáng với vị thế của cường quốc cà phê của thế giới - Tập đoàn Trung Nguyên Legend đã dành thời gian và tâm huyết trong nhiều năm để nghiên cứu lịch sử, văn hóa, nghệ thuật… cà phê trong mọi lĩnh vực đời sống của nhân loại để cà phê trở thành “Cà Phê Triết Đạo”.

Trong suốt hành trình sáng tạo và phát triển của Trung Nguyên Legend thì tinh thần dấn thân phụng sự cộng đồng luôn là hạt nhân xuyên suốt bằng nhiều chương trình hành động để Kiến tạo khát vọng lớn, Chí hướng lớn cho quốc gia; để xây dựng vị thế mới cho ngành cà phê Việt Nam trên bản đồ cà phê thế giới và trên Hành trình này, Trung Nguyên Legend mong muốn cùng chung tay với các nhà hoạch định sách lược quốc gia để Việt Nam sớm trở thành quốc gia hùng mạnh và ảnh hưởng toàn diện thế giới!

Người Nhật đã làm được!

Người Việt mình cũng làm được và làm tốt hơn!

Xã hội cà phê tại Viên đã tạo nên bầu khí quyển tuyệt vời cho triết gia Ludwig Wittgenstein khởi xuất những tư tưởng mới góp phần vào sự đa dạng hóa dòng hợp lưu tri thức của thời đại “bùng nổ văn hóa”.

Bước sang thế kỷ 19, chủ nghĩa dân tộc phát triển mạnh mẽ, với mong muốn xây dựng quốc gia trên nền tảng bản sắc dân tộc và phát triển ý thức hệ của riêng mình. Chủ nghĩa này đồng thời phủ nhận tính độc lập tồn tại ở các quốc gia đa dân tộc. Trong thời điểm ấy, ở Viên hình thành một tầng lớp trí thức nỗ lực xây dựng nền triết học mang bản sắc nước Áo, phản đối quan điểm phủ nhận có một ý thức hệ độc lập tại đây.

Là chính thể quân chủ Áo – Hung, thật khó để định danh rõ ràng về mặt địa lý hay sắc tộc tại quốc gia đa dân tộc này. Mặc dù, tiếng Đức chiếm ưu thế và trở thành ngôn ngữ chính nhưng vẫn thể hiện sự thẩm thấu và ảnh hưởng lẫn nhau ở nơi kết giao với ngữ hệ Ấn - Âu (Slav) và Roman, dần dần tạo thành tính liên tục văn hóa – lịch sử tới mức ngôn ngữ này bao trùm cả nước Áo với hai nền cộng hòa trong suốt thế kỷ 20. Do vậy, muốn tách riêng tính độc lập, thống nhất của nước Áo không thể tìm trong các lĩnh vực dân tộc, chính trị mà cần tìm ở “lĩnh vực tinh thần” trong triết học. Xuất phát từ lập trường phê bình ngôn ngữ của Bernard Bolcano nhằm đòi hỏi tôn trọng khác biệt dân tộc khi công nhận tính tương đối của ngôn ngữ với từng dân tộc khác nhau, triết học ngôn ngữ đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những khuynh hướng đặc trưng của tư duy Áo thời kỳ này. Và người người đưa triết học ngôn ngữ đạt đến đỉnh cao chính là Ludwig Wittgenstein.

Xuất thân từ một gia đình có truyền thống trong ngành công nghiệp, ban đầu Ludwig Wittgenstein nghiên cứu các bộ môn kỹ thuật để chuẩn bị trở thành kỹ sư. Thế nhưng, với niềm yêu thích với toán học và logic ngày càng lớn, Ludwig Wittgenstein quan tâm nhiều hơn tới lĩnh vực triết học. Và mối quan tâm đó chỉ thực sự trỗi dậy khi ông làm quen và trò chuyện với các nhà triết học nơi hàng quán cà phê thành Viên trong thời gian giảng dạy tại một làng nhỏ vùng Hạ Áo.

Chính tại cộng đồng trí thức kỳ diệu này, Ludwig Wittgenstein đã có cơ hội đàm thoại với các nhà thực chứng của câu lạc bộ triết học Viên tiêu biểu như Moritz Schlick, Rudolf Carnap,…về đường lối phát triển khoa học logic nhờ toán học. Điều này đã khơi dậy trong ông niềm đam mê với những vấn đề lý luận nhận thức, đặc biệt là vai trò của ngôn ngữ trong tư duy và cuộc sống của nhân loại. Ông đưa ra kết luận rằng các câu hỏi siêu hình học (vấn đề tồn tại và nguồn gốc của tồn tại) xét về bản chất là không thể có câu trả lời. Triết học về cơ bản hoạt động cốt ở việc làm sáng tỏ ngôn ngữ, và nhiệm vụ duy nhất của nhà triết học chính là chỉ ra sự vô nghĩa, cùng khả năng không thể trả lời trước các vấn đề siêu hình học ấy. Từ đó, Ludwig Wittgenstein đã thực hiện thành công hai lần cải tạo triệt để thế giới quan triết học thời đại. Lần đầu là bằng khái niệm được định hướng tới logic của một ngôn ngữ lý tưởng. Lần thứ hai là bằng triết học hậu kỳ của mình, ông đã đưa ra quan điểm coi vận dụng là tiêu chí quyết định của ngôn ngữ.

Sinh hoạt trong cộng đồng trí thức gắn liền với các hàng quán cà phê tại Viên, không chỉ không gian cùng mối liên hệ với hội triết gia có ảnh hướng tới Ludwig Wittgenstein mà chính thức uống tuyệt vời này đã khai mở cảm hứng truy cầu những vấn đề triết học trong ông. Một tiên đề nổi tiếng của Ludwig Wittgenstein đã mở ra một cuộc điều tra triết học thú vị về vai trò của ngôn ngữ thông qua thưởng lãm cà phê: “Liệu bạn có thể miêu tả hương vị của cà phê?”. Xem xét nhiều trích dẫn về cà phê của vị văn hào Honozé de Balzac, ông nhận thấy mỗi trích dẫn lại đem đến những cảm nhận khác nhau: đôi khi cà phê là nguồn năng lượng thức tỉnh tâm trí, khi lại được nhắc đến như yếu tố giúp lấp đầy năng lượng, cân bằng cuộc sống, hoặc được ví như phương thức để hiểu được tâm hồn người thưởng lãm. Nhận thức rằng rất khó để nắm bắt sự đầy đủ của việc “trải nghiệm thưởng lãm cà phê”, Ludwig Wittgenstein đã đi đến tổng kết cuộc điều tra triết học thú vị của mình rằng không ngôn từ nào có thể miêu tả toàn diện, mà chỉ truyền đạt trải nghiệm của con người tại thời điểm nói. Đây trở thành một trong những tiên đề quan trọng bồi đắp nên sự hoàn chỉnh cho hệ thống tư tưởng triết học ngôn ngữ của ông và được truyền tải đầy đủ trong tác phẩm “Những tìm sâu triết học”. Tác phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc đánh dấu bước ngoặt sự phát triển của triết học Ludwig Wittgenstein giai đoạn hậu kỳ, khi ông tập trung vào việc tìm sâu các hiện tượng ngôn ngữ ở trong cách dùng sơ khai của chúng, đưa đến nhận thức rõ ràng về mục đích và chức năng của từ ngữ.

Tư tưởng này của ông đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến hàng loạt các trường phái triết học kế tiếp như chú giải học, thuyết hành vi ngôn ngữ tới chủ nghĩa hậu hiện đại và hậu thực chứng. Ludwig Wittgenstein đồng thời được công nhận là triết gia vĩ đại của thế kỷ 20 khi giải quyết những nan đề của triết học, bao gồm vấn đề xem xét lại bản chất của triết học và vấn đề ngôn ngữ như là một phương cách của con người tiếp cận thế giới và chính mình.

Trong chiều hướng đó, hàng quán cà phê tại Viên chính là nơi chốn giúp con người thấu hiểu bản chất đời sống, phát huy tính hiền giả tiềm ẩn trong mỗi người. Nơi đây đã góp phần quan trọng vào quá trình Ludwig Wittgenstein tìm ra mối liên hệ giữa thế giới (thực tại), tư tưởng và ngôn ngữ. Và hàng quán cà phê cũng trở thành một loại hình câu lạc bộ dân chủ, một tổ chức xã hội lý tưởng không thể thiếu trong giới trí thức thành Viên, tạo cơ hội cho họ gặp gỡ đàm thoại, tự do tranh luận, khơi dậy suy tưởng, hình thành nên làn sóng trào lưu tư tưởng thời đại “bùng nổ văn hóa”.

Đón đọc kỳ sau: Cà phê Tâm thức Viên - di sản văn hóa phi vật thể

T.N.L