Những ai nên hạn chế ăn món bánh chưng?
Ẩm thực và dinh dưỡng - Ngày đăng : 16:15, 03/02/2019
Bệnh cao huyết áp và bệnh tim mạch
Người mắc bệnh cao huyết áp và bệnh tim mạch cần tuân theo một chế độ ăn uống để ổn định sức khỏe. Những người này nên hạn chế ăn bánh chưng để bảo vệ sức khỏe của bản thân mình.
Người bị bệnh thận
Đối với người mắc bệnh thận thường kèm theo các triệu chứng như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu hoặc tăng mỡ máu thì cần tránh xa bánh chưng vì nó rất nhiều chất béo.
Những người béo hoặc béo phì
Những người thừa cân chỉ nên ăn rất ít bánh chưng vì loại bánh này rất giàu năng lượng, nhiều tinh bột. Đặc biệt, nếu đã mắc bệnh béo phì thì không nên ăn bánh chưng, nhất là bánh chưng rán thì nó cực giàu năng lượng, nhiều chất béo.
Nếu bạn vẫn giữ thói quen ngày Tết ăn bánh chưng kèm dưa hành, thịt đông thì thực sự nguy hiểm bởi dưa hành chứa hàm lượng muối cao, còn 2 loại thực phẩm kia thì nhiều chất béo, không tốt cho người mắc bệnh thận có kèm thêm tăng huyết áp hoặc bị phù.
Người bị đau dạ dày
Bánh chưng chứa gạo nếp và đỗ xanh thực sự không tốt cho người đau dạ dày bởi 2 nguyên liệu này sẽ tạo ra hơi khiến người bệnh đầy bụng, khó chịu, ợ chua, khó tiêu...
Người bị mụn nhọt
Người bị mụn nhọt nên ăn ít bánh chưng vì loại bánh này là đồ nếp gây nóng trong, làm nặng hơn tình trạng mụn nhọt.
Lưu ý
Chuyên gia cũng khuyến cáo, để không bị tăng cân và mắc các bệnh mãn tính, một ngày chỉ nên ăn 200-400g.
Để giảm bớt chất béo nên gói bánh chưng bằng thịt lợn nạc, ngoài ra nên gói những chiếc bánh nhỏ để lượng ăn ít hơn, không cho muối vào khi gói bánh, hạn chế ăn bánh chưng rán, không ăn bánh chưng khi đã bị mốc, không ăn bánh chưng vào buổi tối.
Nên uống nhiều nước để tránh cảm giác nóng trong người. Mỗi người nên uống khoảng 1,5-2 lít/ngày, đồng thời ăn nhiều trái cây, rau xanh để bảo vệ sức khỏe.
Thu Thủy (t/h)