Hiểm họa từ việc trẻ bị sặc dễ dẫn đến tử vong
Câu chuyện ngành y - Ngày đăng : 10:19, 28/07/2015
Mới đây, có 1 bé trai 6 tháng tuổi, khi đang được gia đình cho ăn cháo (ăn dặm) thì có dấu hiệu ho sặc dữ dội và tím tái, bé trai đã tử vong khi vừa đến bệnh viện cấp cứu.
Theo nhận định của các bác sĩ ở Bệnh viện Nhi đồng 2, nguyên nhân chính khiến bé trai 6 tháng tuổi tử vong là do sặc cháo, gây tắc nghẽn ở đường thở. Bệnh Nhi nhà ở quận 9 được gia đình đưa đến cấp cứu trong tình trạng tím tái, ngưng tim, ngưng thở. Các biện pháp hồi sức đã được tiến hành, tuy nhiên bé đã không thể qua khỏi.
Các bé được 6 tháng tuổi là bắt đầu vào giai đoạn ăn dặm vì trẻ khi đó cơ thể trẻ mới có khả năng tiêu hóa và hấp thu được các thức ăn khác ngoài sữa như bột, thịt , rau… khác với sữa mẹ thì ăn dặm liên quan đến vấn đề “ăn” và “nuốt”, sự chủ động của bé khi bú sữa mẹ và được “đút ăn” cũng đã chênh lệch nhiều.
Theo bác sĩ Nguyễn Công Viên, Chuyên khoa Nhi, Phòng khám đa khoa quốc tế Alain Carpentier CMI (TPHCM):
Phòng tránh việc sặc cho trẻ:
Đầu tiên là cho trẻ ăn đúng cách (bú sữa và cho ăn):
-Không quấn chặt trẻ, luôn nhớ giữ ấm trẻ bằng khăn đắp từ bụng đến chân của bé
-Để đầu của trẻ cao hơn thân
-Bế trẻ trước 1 lúc ở tư thế ngồi, luôn ở tư thế ngồi khi cho trẻ bú, ăn và uống nước.
-Tuyệt đối không đút ép trẻ ăn, bú khi trẻ đang khóc. Không đút dồn liên tục khi trẻ còn chưa nuốt xong lần ăn phía trước (quan sát kỹ trẻ sau khi đã nuốt thì hãy đút tiếp)
-Sau khi trẻ bú xong, giữ đầu trẻ cao để giúp trẻ ợ hơi.
Khi trẻ đang ăn, hay bỗng nhiên có dấu hiệu
- Trẻ thở ngáp hoặc khò khè
- Không nói chuyện, không khóc hay phát ra âm thanh gì
- Mặt trẻ tái xanh
- Trẻ ôm lấy cổ họng mình và tay chới với
- Mặt trẻ hốt hoảng.
Nếu thủ thuật Heimlich không được thực hiện chuẩn xác có thể gây đau cho trẻ:
Tuyệt đối không đưa tay vào miệng trẻ để lấy dị vật hoặc vỗ vào lưng trẻ, cả 2 hành động trên đều gây áp lực vào đẩy dị vật xuống sâu hơn trong đường thở và làm cho tình trạng của trẻ trở nên xấu hơn
Chú ý: Nếu trẻ đang nghẹn và ho nhưng vẫn có thể thở và nói chuyện ra tiếng thì tức là đường thở của bé không bị nghẹt hoàn toàn. Lúc này tốt nhất là không nên làm gì mà chỉ quan sát trẻ rồi xử lý tiếp (trẻ có thể khỏi hẳn qua vài cơn ho)
Tốt nhất phụ huynh có con nên tham gia học các lớp về sơ cấp cứu y khoa, nên chọn bảo mẫu và gửi con ở những chỗ uy tín.
Vũ Âu