Phản ứng của não bộ khi chia tay người yêu
Câu chuyện ngành y - Ngày đăng : 09:04, 23/07/2015
Khi bị người yêu của mình bỏ rơi hay phản bội, bạn sẽ cảm thấy khá tức giận. Nhưng thật sự đó chính là một dạng cụ thể của sự cuồng nhiệt khi yêu bởi vì não bộ chúng ta tồn tại những hệ nơ-ron thần kinh đối lập nhau.
Do đó bạn sẽ có cảm giác “chấp nhận” yêu người ấy thêm một lần nữa. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra những lý giải về trạng thái tâm lý này dưới góc nhìn của ngành khoa học thần kinh.
Cảm giác “bị” nghiện yêu
Việc bạn ở bên người yêu cũ trong 6 tháng, 4 năm hay nhiều hơn nữa không quan trọng – việc chia tay sẽ khiến não bộ bạn rơi vào trạng thái “ám ảnh” về tình yêu chớm nở. Tất cả những vật gợi cho bạn nhớ về người ấy – một bức ảnh, những nơi đã từng đi đến với nhau, những suy nghĩ vu vơ, bất chợt – sẽ kích hoạt hoạt động của hệ thần kinh tưởng thưởng (“reward” neural systems) trong nhân đôi và chỏm não (VTA-ventral tegmental area).
Khi nhìn vào những bức ảnh của người mình yêu, vùng chỏm não của con người hoạt động mạnh và tiết ra lượng lớn chất dẫn truyền thần kinh có tên gọi dopamine (một loại chất tạo khoái cảm). Dopamine sẽ kích hoạt mạch não bộ tạo ra sự khát khao. Sự thèm muốn đó cho bạn động lực và khuyến khích bạn thử những hành vi khác để đạt được thứ bạn muốn. Và trong tình yêu, điều mà bạn khát khao nhất đó chính là “nửa kia” của mình.
Khi một mối quan hệ lãng mạn phát triển thành sự gắn bó dài, cảm giác cuồng nhiệt ấy sẽ phai mờ dần dù cho những suy nghĩ về người ấy vẫn ảnh hưởng đến hệ thần kinh tưởng thưởng của bạn. Nhưng sau khi chia tay, cảm giác “không thể đủ” ấy lại bùng lên mạnh mẽ. Hệ thần kinh tưởng thưởng của não bộ luôn mong mối quan hệ được hàn gắn nhưng đôi lúc lại không nhận được câu trả lời như mong muốn.
Sự hiện diện của nỗi đau là thật
Khi người yêu rời bỏ bạn, có khả năng bạn sẽ cảm nhận được nó. Ngực bạn thắt lại, cảm thấy bụng bồn chồn. Cảm giác không thoải mái đó còn xảy ra khi bạn nhận được những tin tồi tệ. Hai nghiên cứu về bộ não con người trong thời kỳ sau khi chia tay cho ra kết quả những khu vực thuộc thần kinh tưởng thưởng không phải là bộ phận duy nhất phản ứng lại. Họ cũng nhận thấy sự phản ứng lại ở bộ phận kiểm soát nỗi buồn và bộ phận đáp lại nỗi đau về thể chất. Cụ thể hơn là bộ phận ghi lại những nỗi đau của con người lại “im lặng”, nhưng hệ thần kinh điều khiển sự đáp trả lại nỗi đau lại hoạt động bận rộn, “thông báo” với cơ thể bạn là sắp có sự việc tồi tệ xảy ra.
Vì bộ não kiểm soát cơ thể, khi kích hoạt những hệ thần kinh đó có thể gây ra chuỗi “phản ứng”, như việc tiết ra hóc môn gây căng thẳng có thể gây ảnh hưởng đến tim mạch, hệ tiêu hóa và thậm chí là hệ miễn dịch. Trong một số trường hợp nghiêm trọng hơn, cơn căng thẳng có thể làm tim yếu hơn, tạo ra trạng thái gọi là “triệu chứng con tim tan vỡ”, có thể dẫn đến tử vong.
May mắn là những trường hợp này rất hiếm. Nhưng nỗi đau khi bị từ chối trong tình yêu có thể kéo dài. Cảm giác này có thể phai mờ dần sau khoảng thời gian 6 tháng đến 2 năm. Những cuộc chia ly, tan vỡ mang đến nỗi đau vì chúng đã “bật” hệ thống khiến chúng ta tạo ra và giữ gìn những sự kết nối có ý nghĩa với người khác. “Nó là hệ thống kết nối chúng ta lại với nhau”, Lucy Brown – nhà thần kinh học tại cao đẳng dược Einstein cho biết. “Khi chúng ta trải qua sự chia cắt, những cảm xúc này sẽ cho chúng ta động lực cố gắng để hàn gắn lại với người ấy một lần nữa. Nếu hai người hòa hợp, nó thành công.” Khi họ không quay lại, cảm giác ấy sẽ như một vết cắt.
Bạn có thể làm những gì trong trường hợp này?
Khi bạn phải chịu đựng nỗi đau khi chia tay, không có lý do gì ngăn cản bạn thử làm những việc để “đổi mới” bộ não của mình. Trong thực tế, có những bằng chứng cho thấy sau khi chia tay, não bạn lập tức hoạt động cật lực để giúp bạn vươn lên.
Tóm lại, Brown giải thích não bộ của bạn cố gắng sắp xếp lại những cảm xúc hỗn loạn, ngăn bạn làm những hoạt động “điên rồ” mà bạn muốn thử và nó giúp bạn lấy lại cuộc sống bình thường của mình. Chúng ta sẽ cần thời gian để vượt qua trạng thái này. Nhưng qua một thời gian thì những hoạt động não bộ sẽ làm phai mờ sự “trầm luân” trong tình cảm của bạn. Đến khi đó, Brown khuyên bạn nên ghi lại, nhớ lại ký ức của mình. “Khi suy nghĩ về người ấy xuất hiện, thay vì nghĩ về tình yêu đã từng tuyệt như thế nào, bạn chỉ nghĩ về việc người ấy đã đối xử tệ với bạn ra sao”.
Theo nscreen.vn