Hôm nay, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Công đoàn (sửa đổi)

Theo dòng thời sự - Ngày đăng : 06:45, 18/06/2024

Ngày 18.6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) và nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra một số dự án luật.
Theo dòng thời sự

Hôm nay, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Công đoàn (sửa đổi)

P.V 18/06/2024 06:45

Ngày 18.6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) và nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra một số dự án luật.

quoc-hoi2.jpg
Hôm nay, Quốc hội bàn thảo về nhiều dự án luật quan trọng - Ảnh: TTXVN

Hôm nay, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 15 sẽ tiếp tục với nhiều nội dung quan trọng. Theo chương trình, buổi sáng, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Công đoàn (sửa đổi). Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam sẽ giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu quốc hội nêu.

Phiên làm việc buổi chiều, Bộ trưởng Bộ Y tế thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ sẽ trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược. Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).

Tiếp đó, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược; dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).

Trước đó, ngày 3.6, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Công đoàn (sửa đổi). Trình bày tờ trình, Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang cho biết, Luật Công đoàn cần tiếp tục được sửa đổi, bổ sung nhằm đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ với Hiến pháp và hệ thống pháp luật.

lao-dong.jpg
Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang

Hội nhập quốc tế là một xu hướng tất yếu, đã trở thành một trong những động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao dân trí và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Việt Nam đã phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Công ước số 98 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về quyền tổ chức và thương lượng tập thể. Cam kết về lao động trong các hiệp định này yêu cầu các quốc gia thành viên có nghĩa vụ tuân thủ các nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động của người lao động theo Tuyên bố năm 1998 của ILO.

Trình bày Báo cáo thẩm tra dự án luật này, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, đa số ý kiến thành viên Ủy ban Xã hội, ý kiến tham gia thẩm tra của các cơ quan của Quốc hội, ý kiến góp ý của một số Đoàn đại biểu Quốc hội tán thành với sự cần thiết và các quan điểm xây dựng dự án Luật Công đoàn (sửa đổi).

Tuy nhiên, các quy định của dự án luật chủ yếu mang tính nguyên tắc, khái quát về các nội dung xác định tại phạm vi điều chỉnh. Ủy ban Xã hội đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát, quán triệt, thể chế hóa các quan điểm của Đảng bằng các quy định cụ thể của dự thảo luật.

Ủy ban Xã hội nhất trí với việc sửa đổi toàn diện dự án luật và thấy rằng còn nhiều vấn đề cần thiết khác phải được đặt ra trong quá trình xây dựng dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) như: Xây dựng mô hình tổ chức công đoàn theo hướng mở, linh hoạt, tuyển dụng cán bộ công đoàn trưởng thành từ cơ sở, phong trào công nhân, khuyến khích xã hội hóa nguồn lực. Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, bổ sung để việc sửa đổi các chính sách trong dự án luật bảo đảm toàn diện, sâu sắc, bám sát chủ trương, đường lối của Đảng và đòi hỏi của thực tiễn.

P.V