Nhiều sinh viên tìm việc làm ở Mỹ bị tội phạm mạng lừa đảo như thế nào?

Thế giới số - Ngày đăng : 08:45, 02/05/2024

Không riêng ở Việt Nam, nhiều sinh viên đại học tại Mỹ cần tìm việc làm cũng đang bị lừa đảo trực tuyến bởi những kẻ giả vờ là nhà tuyển dụng công nghệ.
Thế giới số

Nhiều sinh viên tìm việc làm ở Mỹ bị tội phạm mạng lừa đảo như thế nào?

Sơn Vân 02/05/2024 08:45

Không riêng ở Việt Nam, nhiều sinh viên đại học tại Mỹ cần tìm việc làm cũng đang bị lừa đảo trực tuyến bởi những kẻ giả vờ là nhà tuyển dụng công nghệ.

Nhiều sinh viên đại học có thể cảm thấy rất nhiều áp lực khi phải tham gia lực lượng lao động càng sớm càng tốt và những kẻ lừa đảo cố gắng lợi dụng điều đó.

Một cảnh báo gần đây từ Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) cho biết những sinh viên đang tìm kiếm việc mới hoặc cơ hội thực tập, đặc biệt là những công việc trực tuyến mà họ có thể làm bán thời gian trong năm học, đang là mục tiêu của bọn tội phạm giả dạng nhà tuyển dụng.

Cơ quan này cảnh báo: "Nếu một nhà tuyển dụng mới gửi paycheck (séc lương) đầu tiên của bạn qua email trước khi bạn bắt đầu làm việc, đó là dấu hiệu để dừng lại. Đây là là một trò lừa đảo".

Những kẻ lừa đảo sử dụng nhiều chiến thuật khác nhau để thu hút những người nộp đơn tiềm năng, chẳng hạn đăng danh sách công việc giả mạo, sử dụng địa chỉ email lừa đảo và thậm chí đề cập đến những cái tên quen thuộc như người cố vấn hoặc giảng viên.

Đôi khi những kẻ lừa đảo chỉ đang cố tìm kiếm một khoản tiền nhanh chóng. Thế nhưng, chúng cũng có thể nhắm tới danh tính hoặc thông tin ngân hàng của sinh viên đại học.

Những kẻ lừa đảo thường tiếp cận nạn nhân bằng chào mời vị trí làm việc từ xa, sử dụng giao tiếp ảo làm bình phong để che giấu danh tính của họ và chi phí thiết lập văn phòng tại nhà làm lý do.

"Những kẻ lừa đảo đăng quảng cáo các công việc làm trợ lý cá nhân giả mạo trên các trang web tìm việc và mạng xã hội thông dụng. Hoặc chúng có thể gửi email trông giống như được gửi từ ai đó trong cộng đồng của bạn, chẳng hạn giáo sư hoặc văn phòng tại trường đại học của bạn", FTC cảnh báo.

"Nếu bạn nộp đơn, chúng sẽ gửi tấm séc cho bạn để gửi vào ngân hàng. Sau đó, chúng sẽ yêu cầu bạn chuyển một số tiền sang tài khoản khác. Chúng bịa ra một câu chuyện thuyết phục, nhưng tấm séc là giả và tất cả chỉ là một trò lừa đảo. Tấm séc cuối cùng sẽ bị trả lại và ngân hàng sẽ yêu cầu bạn hoàn trả số tiền đã rút", cơ quan này cho biết thêm.

nhieu-sinh-vien-khao-khat-viec-lam-o-my-bi-toi-pham-mang-lua-dao-nhu-the-nao.jpg
Sinh viên đại học đang ngày càng trở thành mục tiêu của những kẻ lừa đảo giả vờ cung cấp cơ hội thực tập hoặc công việc hấp dẫn - Ảnh: Getty Images

Tờ The Wall Street Journal gần đây đã phỏng vấn những sinh viên từng gặp phải những kẻ lừa đảo trong quá trình tìm việc làm.

Một sinh viên năm cuối đại học nói với The Wall Street Journal rằng anh đã nhận được lời mời thực tập phân tích dữ liệu, dường như là từ một email liên kết với một công ty thực sự. Sau một cuộc phỏng vấn trên Microsoft Teams, được thực hiện hoàn toàn qua trò chuyện với "người quản lý tuyển dụng", anh đã nhận được một tấm séc để trang trải chi phí cho một chiếc máy tính xách tay và phần mềm.

Sinh viên này đã gửi séc vào tài khoản ngân hàng của mình và gửi tiền cho một nhà cung cấp mà công ty yêu cầu anh thanh toán, trước khi nhận ra rằng séc đã bị trả lại và anh đã tiêu 1.745 USD tiền của chính mình.

Gửi séc vào tài khoản ngân hàng nghĩa là nạp tiền vào tài khoản ngân hàng của bạn bằng cách sử dụng séc. Séc là một loại giấy tờ có giá trị, được sử dụng để ủy quyền cho ngân hàng thanh toán một số tiền nhất định từ tài khoản của người ký phát cho người thụ hưởng.

Quy trình gửi séc vào tài khoản ngân hàng thường bao gồm các bước sau:

1. Điền thông tin vào séc:

Ngày tháng: Ghi ngày hiện tại.

Số tiền: Ghi số tiền bằng cả chữ và số. Hãy chắc chắn rằng số tiền được ghi rõ ràng và chính xác.

Tên người thụ hưởng: Ghi tên tài khoản ngân hàng mà bạn muốn gửi tiền.

Chữ ký: Ký tên của bạn vào séc.

2. Gửi séc đến ngân hàng:

Bạn có thể gửi séc qua bưu điện, nộp trực tiếp tại quầy giao dịch của ngân hàng hoặc sử dụng máy ATM có chức năng nạp tiền mặt.

Nếu bạn gửi séc qua bưu điện, hãy đảm bảo sử dụng phong bì bảo mật và theo dõi bưu kiện.

Khi nộp séc tại quầy giao dịch hoặc qua ATM, hãy ghi rõ thông tin tài khoản ngân hàng của bạn vào phiếu gửi tiền.

3. Xác nhận giao dịch:

Sau khi gửi séc, bạn nên giữ lại biên lai hoặc ghi chép lại thông tin giao dịch để theo dõi.

Ngân hàng thường sẽ mất một vài ngày để xử lý séc và ghi số tiền vào tài khoản của bạn.

Bạn có thể kiểm tra số dư tài khoản của mình trực tuyến, qua ứng dụng ngân hàng di động hoặc gọi điện thoại đến ngân hàng để xác nhận rằng số tiền đã được ghi nợ.

Các công ty tuyển dụng và nhân sự lớn đã đưa ra cảnh báo về hành vi này, đặc biệt là khi danh tiếng của họ đang bị những kẻ lừa đảo lợi dụng để khiến "lời đề nghị" có vẻ đáng tin cậy hơn.

Murray Resources, một hãng tuyển dụng ở thành phố Houston (bang Texas, Mỹ), nói với tờ The Wall Street Journal rằng đã nhận được hơn 100 đơn khiếu nại trong tháng 3 từ các nạn nhân của những kẻ lừa đảo tự xưng là đại diện cho công ty này.

Công ty cho biết trên trang web của mình: “Murray Resources không sử dụng WhatsApp và chúng tôi không nhắn tin cho ứng cử viên trừ khi đã liên hệ và nhận được sự cho phép trước của họ để làm như vậy”.

Tháng trước, LinkedIn đã thực hiện các bước chống lừa đảo tuyển dụng bằng cách tung ra tính năng xác minh cho nhà tuyển dụng.

Indeed cũng cảnh báo người dùng hãy cảnh giác với những vị trí có vẻ "quá tốt để có thể tin là sự thật". Indeed là trang web tuyển dụng toàn cầu của Mỹ, giúp kết nối giữa người tìm việc và nhà tuyển dụng.

FTC nói rằng những người tìm việc được liên hệ để có vị trí tiềm năng phải luôn nghiên cứu về công việc và nhà tuyển dụng. Ví dụ, nếu đó là công việc tại văn phòng trường đại học, họ nên liên hệ trực tiếp với bộ phận này để xác nhận thông tin chi tiết.

Sơn Vân