Trung Quốc phát triển robot bảo tồn di tích

Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 17:40, 01/03/2024

Hãng tin Tân Hoa Xã giới thiệu loại robot phục vụ công tác bảo tồn di tích do Học viện Công nghệ vũ trụ Trung Quốc (CAST) sáng chế.
Khoa học - công nghệ

Trung Quốc phát triển robot bảo tồn di tích

Cẩm Bình 01/03/2024 17:40

Hãng tin Tân Hoa Xã giới thiệu loại robot phục vụ công tác bảo tồn di tích do Học viện Công nghệ vũ trụ Trung Quốc (CAST) sáng chế.

Sở hữu một cánh tay lắp trên khung xe 4 bánh nhỏ, robot có thể quét ảnh bích họa và mái vòm trong lăng mộ. Công nghệ chùm tia điện tử cho phép thiết bị thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt vi khuẩn sinh sôi mạnh khiến bích họa bị phai màu hoặc sứt mẻ theo thời gian.

trung.jpg

Dự án được khởi xướng bởi Học viện Đôn Hoàng - đơn vị phụ trách bảo tồn, nghiên cứu di sản văn hóa thế giới quần thể hang động Đôn Hoàng ở Trung Quốc. Từ năm 2020 đến năm 2022, đơn vị này dẫn dắt nỗ lực bảo tồn bích họa trong loạt lăng mộ cấp quốc gia.

Chuyên gia bảo tồn Vu Tông Nhân (Học viện Đôn Hoàng) cho biết đây là công tác vô cùng khó khăn. Môi trường độ ẩm cao dưới lòng đất tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi hủy hoại bích họa, hơn nữa không gian lăng mộ bị giới hạn nên bất cứ sơ suất nào lúc dọn dẹp và bảo tồn đều có thể gây thêm thiệt hại.

Phương pháp khử khuẩn thông thường chủ yếu dùng hóa chất, ảnh hưởng đến cả bích họa lẫn sức khỏe đội ngũ thực hiện. Ông Vu nhận định do di tích không di dời được, bích họa cần được bảo tồn tại chỗ nên sử dụng chất diệt khuẩn truyền thống không bền vững.

Để giải quyết vấn đề trên, Viện Nghiên cứu vật lý năng lượng cao (IHEP) thuộc Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc phát triển hệ thống chiếu xạ khử khuẩn di động thông minh, sau đó hợp tác với CAST chế tạo robot. Thiết bị phải đạt tiêu chí kích thước nhỏ, thao tác chính xác, ưu tiên an toàn.

Đội ngũ kỹ sư CAST đáp ứng các tiêu chí trên bằng cách trang bị cho robot loạt công nghệ vốn dùng cho tàu vũ trụ Trung Quốc: tính năng điều khiển từ xa, cảm biến laser chuyên phát hiện và tránh chướng ngại vật đảm bảo thiết bị không va vào bích họa. Nhiệm vụ khử khuẩn giao cho hệ thống chiếu xạ của IHEP phụ trách.

Robot ra mắt lần đầu tại một triển lãm về bảo tồn di tích tháng 9 năm ngoái. Đội ngũ phát triển dự định tiến hành thêm nhiều thử nghiệm rồi mới đưa robot vào sử dụng.

Cẩm Bình