Phát hiện đột biến gien mới có thể gây ra bệnh Alzheimer

Thông tin Y học - Ngày đăng : 12:22, 10/07/2023

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã xác định được một đột biến gien mới có thể gây ra bệnh Alzheimer.

Bệnh Alzheimer là dạng sa sút trí tuệ phổ biến nhất và là một vấn đề về sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới. Theo một nghiên cứu năm 2019 của tạp chí Lancet Neurology, khoảng 44 triệu người trên toàn cầu sống chung với bệnh Alzheimer. 

Các nhà khoa học trước đây đã xác định được các đột biến ở 3 gien dẫn đến tăng sản xuất và tích tụ bất thường một loại protein gọi là amyloid beta - đặc trưng của bệnh Alzheimer. Tuy nhiên, những khiếm khuyết di truyền này chỉ xảy ra trong khoảng 10-20% các trường hợp có tính chất di truyền. Điều này có nghĩa là còn nhiều gien và cơ chế gây bệnh vẫn chưa được biết đến, theo các nhà nghiên cứu từ Bệnh viện Xuanwo thuộc Đại học Y khoa thủ đô, Bắc Kinh (Trung Quốc). 

Thông tin mới được công bố trên tạp chí BMC Medicine vào ngày 26.6 cho thấy các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một đột biến ở gien ZDHHC21 cũng có thể gây ra bệnh Alzheimer.

1008_alzheimer.jpg

Jia Jianping, tác giả của nghiên cứu cho biết lợi ích từ kết quả này là rất lớn. "Các nghiên cứu trước đây đã báo cáo đột biến ở 3 gien đã được công nhận… nhưng nghiên cứu của chúng tôi đã phát hiện ra một gien hoàn toàn mới, trong đó có một đột biến có thể gây bệnh Alzheimer", Jia nói.

Ông Jia nói thêm rằng việc phát hiện ra cơ chế và đột biến gien mới có thể mang lại một cách tiếp cận để phát triển thuốc và mang lại hy vọng mới cho việc điều trị bệnh Alzheimer. Jia cho biết quá trình này là sự tích lũy của 10 năm nghiên cứu.

Jia và nhóm của ông đã thành lập Mạng lưới bệnh Alzheimer gia đình Trung Quốc vào năm 2002 để nghiên cứu các đặc điểm di truyền của người Trung Quốc mắc bệnh Alzheimer. Tổng cộng đã có 1.330 bệnh nhân mắc Alzheimer hoặc suy giảm nhận thức nhẹ trên 404 phả hệ di truyền được nghiên cứu. Họ phát hiện ra rằng 83% phả hệ không mang 3 đột biến đã biết trước đó.

Năm 2015, một phụ nữ 55 tuổi đến khoa thần kinh của bệnh viện vì chứng suy giảm trí nhớ và mức độ tăng dần. Cô được chẩn đoán mắc bệnh Alzheimer cũng như mẹ và người anh trai của mình.

Nhóm nghiên cứu đã thực hiện giải trình tự exome - một kỹ thuật chỉ được sử dụng để giải trình tự các vùng mã hóa protein của bộ gien trên người phụ nữ và các thành viên gia đình của cô ấy. Họ đã xác định một đột biến mới trong đó một gien có thể gây ra bệnh.

Trên thực tế, exome chứa tới 85% các đột biến liên quan đến bệnh tật. Exome chỉ bao phủ ít hơn 2% hệ gien, do đó, giải trình tự Exome chỉ yêu cầu 1/50 thông lượng giải trình tự để tạo ra cùng độ bao phủ so với giải trình tự toàn hệ gien.

Sau đó, các nhà nghiên cứu đã sử dụng công nghệ chỉnh sửa bộ gien để tạo ra đột biến ở chuột và tìm thấy bằng chứng cho thấy nó làm suy giảm khả năng học tập và giảm khả năng lưu giữ trí nhớ.

Nghiên cứu cho biết đột biến này cũng tăng cường một quá trình được gọi là palmitoylation, thay đổi cách hoạt động của protein và có thể ảnh hưởng đến chức năng của não và hệ thần kinh. Trong trường hợp này, nó góp phần làm tăng protein amyloid beta gây ra bệnh Alzheimer. 

Tuy nhiên, những khiếm khuyết di truyền này chỉ xảy ra trong khoảng 10-20% các trường hợp có tính chất gia đình, nghĩa là còn nhiều gien và cơ chế gây bệnh vẫn chưa được biết, theo các nhà nghiên cứu từ Bệnh viện Xuanwu của Đại học Y khoa thủ đô ở Bắc Kinh.

Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí bình duyệt BMC Medicine vào ngày 26.6, đã tìm thấy một đột biến ở một gien khác (có tên là ZDHHC21) cũng có thể gây ra bệnh Alzheimer.

Jia Jianping, tác giả tương ứng của nghiên cứu và là nhà nghiên cứu tại Bệnh viện Xuanwu, cho biết tác động của khám phá này sẽ rất lớn.

Đan Thùy