19 sự thật hài hước về bạch tuộc
Kiến thức - Học thuật - Ngày đăng : 17:14, 07/08/2015
Những sự thật về bạch tuộc sau sẽ khiến bạn vui vẻ cùng bạn bè mỗi lần say sưa. Ví dụ khi ăn vòi bạch tuộc có thể bạn đang ăn "cái ấy" của chúng vì một trong các vòi chính là cơ quan sinh dục của bạch tuộc.
1. Cái tên “bạch tuộc” mà tiếng Anh là “octopus” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là “8 cái tay” bởi vì bạch tuộc có 8 cái tay (không phải là xúc tu).
2. Loài bạch tuộc có hai dạng: bạch tuộc phân bộ cirrina và bạch tuộc phân bộ incirrina
Giống bạch tuộc “cirrina” trông giống như người ngoài hành tinh với một cái đầu bong bóng kỳ quái. Chúng có hai vây bé, một vỏ nội bộ nhỏ và có rất nhiều lông mao ở phần cánh tay.
Phần lớn bạch tuộc thuộc phân bộ Incirrina, phân bộ mà ta vẫn thường hay thấy ngày nay. Chúng không có vỏ nội bộ và cũng không có vây
3. Bạch tuộc mang trên mình một màu sắc rực rỡ được phối một cách hài hoà bởi tự nhiên và chúng có khả năng thay đổi màu tuỳ theo hoàn cảnh và những vật thể xung quanh chúng.
4. Bạch tuộc có khả năng phóng ra mực khi chúng cảm thấy bị tấn công.
5. Bạch tuộc có một đặc điểm mà ai cũng phải ngạc nhiên chính là chúng rất thông minh. Chúng là loài thông minh nhất trong bộ động vật không xương sống.
6. Bạch tuộc có khả năng học và ghi nhớ những công việc và hành động rất phức tạp chẳng hạn như mở nắp lọ hay đi vòng qua mê cung mà không hề bị lạc đường.
7. Bạch tuộc tận dụng “gien thông minh” của chúng khác với loài người. Không giống với loài người rằng sự thông minh của chúng ta được điều khiển bởi não bộ, sự thông minh của bạch tuộc được phân bố ở các cánh tay bởi 3/5 của nơron của chúng tập trung tại đấy. Nói một cách đơn giản, mỗi cánh tay đều có một bộ não của riêng mình. Chính vì vậy, đôi khi bản thân bạch tuộc cũng không thể tự điều khiển các cánh tay của chúng mà lại bị chính các cánh tay phản bội.
8. Những cánh tay của bạch tuộc thông minh đến mức ngay cả khi cánh tay bị tách lìa khỏi cơ thể chính của bạch tuộc,các cánh tay bị đứt lìa vẫn tự đi tìm thức ăn và dĩ nhiên sẽ mang thức ăn về cho một cái miệng “vô hình”
9. Bạch tuộc sẽ chấp nhận tự cắt đứt một trong những cánh tay của chúng khi bị đối thủ đe doạ nhằm làm cho đối phương bị đánh lạc hướng.
10. Mỗi cánh tay của bạch tuộc được trang bị bởi 250 bầu giác. Mỗi bầu giác có khả năng tự xoay chuyển và hút vào một vật nào đó.
11. Các bầu giác không chỉ tự bám mà còn có khả năng cảm giác cho phép chúng nếm và ngửi.
12. Bạch tuộc nổi tiếng một phần nhờ vào đặc tính rất “hài hước” của chúng chính là chưa nhà khoa học nào khám phá ra hậu môn của bạch tuộc bởi vì miệng của chúng nằm ngay tại vì trí mà hậu môn theo tự nhiên đáng lý ra phải ở đó.
13. Bên trong miệng của bạch tuộc chính là hàm của chúng, bộ phận duy nhất là phần cứng của phân bộ incirrina. Điều đó có nghĩa là chúng có thể chui quá bất kỳ vật gì to hơn hàm của chúng.
14. Khi di chuyển, bạch tuộc có nhiều cách di chuyển. Chúng có thể bò trườn, hoặc dùng máy phản lực nước được gọi là “ống truyền nước” hay thậm chí chúng có thể đi. Nhiều nhà khoa học tranh cãi rằng hai trong số 8 cánh tay chính là chân của bạch tuộc.
15. Bạch tuộc có thể di chuyển rất thành thạo trên mặt đất.
16. Tất cả những cánh tay của bạch tuộc trông có vẻ hoàn toàn giống nhau, tuy nhiên 1 trong số đó lại có chức năng như bộ phận sinh dục nam gọi là “hectocotylus”. Cho nên khi đi nhậu các bạn có thể "may mắn" ăn bộ phận này khi ăn vòi bạch tuộc.
17. “Hectocolytus” được dùng để chuyển tinh trùng sang con cái bằng cách cho “cánh tay ấy” vào bộ phân sinh dục của con cái gọi là “mantel” hoặc tự cắt đứt cho con cái có thể tự dùng sau này. Nhờ hệ thần kinh riêng biệt, những cánh tay này có thể tự sống thời gian khá dài.
18. Đối với bạch tuộc, tình dục của loài người chỉ giống như nói “Xin chào” với nhau bởi khi bạch tuộc giao phối, chúng trở nên điên dại.
19. Bạch tuộc cái sinh trứng và sẽ ở với ổ của mình để truyền nước ngọt vào nuôi trứng và bảo vệ trứng của mình cho đến khi bạch tuộc cái chết vì đói. Tất cả những gì bạch tuộc làm, đều làm hết mình. Khi bạch tuộc cái ra đi sẽ có hàng ngàn bạch tuộc con chào đời và tiếp tục.
Thu Hiền (Theo Ze Frank)