Thụy Điển xin gia nhập NATO vô tình khiến Phần Lan gặp trở ngại
Góc nhìn - Ngày đăng : 06:38, 17/05/2022
Ngày 16.5, Thủ tướng Thụy Điển thông báo rằng họ sẽ cùng Phần Lan sẽ nộp đơn xin gia nhập NATO giữa bối cảnh căng thẳng giữa Nga và Phương Tây trong cuộc chiến ở Ukraine.
Quyết định trên được đưa ra sau cuộc tranh luận ở Quốc hội sáng 16.5. Trong số 8 đảng ở Thụy Điển, chỉ có 2 đảng nhỏ thiên về cánh tả phản đối quyết định gia nhập NATO.
Phát biểu trước Quốc hội, Thủ tướng Magdalena Andersson cho biết "Chúng tôi sẽ thông báo với NATO rằng chúng tôi muốn trở thành một thành viên của liên minh. Thụy Điển cần những đảm bảo an ninh chính thức gắn với tư cách thành viên trong NATO", đồng thời gọi đó là "sự thay đổi mang tính lịch sử trong chính sách an ninh của đất nước chúng ta" .
Quyết định của Thụy Điển không có gì bất ngờ sau khi nước láng giềng Phần Lan hôm 15.5 thông báo Helsinki cũng sẽ gia nhập NATO. Trước đó, hai nước Bắc Âu cho biết quyết định gia nhập NATO của cả hai là độc lập nhưng họ sẽ tham vấn chặt chẽ để đưa ra quyết định.
Thủ tướng Thụy Điển cũng cho biết thêm rằng, Stockholm đang hợp tác cùng với Helsinki để gia nhập NATO. Thực ra trong hai nước Bắc Âu thì việc Phần Lan gia nhập NATO tạo ra thách thức với Nga hơn vì Phần Lan có chung biên giới với Nga trong khi Thụy Điển thì không có chung biên giới trên bộ. Tuy nhiên, việc Thụy Điển gia nhập NATO có tác dụng ngoại giao lớn.
Đây là một động thái mang tính lịch sử mang tính lịch sử sau hơn 200 năm vương quốc Bắc Âu này thực hiện chính sách không liên minh quân sự.
Mặc dù các quan chức NATO ủng hộ quá trình nhanh chóng phê duyệt để 2 quốc gia trên gia nhập liên minh nhưng tất cả quốc hội của 30 thành viên NATO phải nhất trí Phần Lan và Thụy Điển tham gia liên minh thì quyết định này mới có hiệu lực.
Nếu chỉ duy nhất Phần Lan xin gia nhập NATO còn Thụy Điển khoan động thái này thì mọi việc có thể khá dễ dàng. Nhưng khi Phần Lan và Thụy Điển cùng xin gia nhập NATO thì mọi thứ sẽ phức tạp hơn.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tuần trước đã phản đối việc 2 nước này gia nhập NATO. Thổ Nhĩ Kỳ không có vấn đề gì với Phần Lan nhưng theo báo Daily Sabah cho biết Ankara có vấn đề ngoại giao với Stockholm.
Daily Sabah cho biết: "Mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ thường duy trì quan hệ tốt với Phần Lan, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ lại có một số bất đồng với Thụy Điển do Stockholm ủng hộ hoạt động của đảng Công nhân người Kurd tại Syria là YPG, trong khi phản đối các hoạt động xuyên biên giới của Thổ Nhĩ Kỳ chống lại nhóm khủng bố ở miền bắc Syria".
Ngày 17.5, sau khi có tin Thụy Điển muốn vào NATO, Tổng thống Erdogan lập tức tuyên bố phái đoàn từ các nước Thụy Điển và Phần Lan không nên bận tâm đến việc đề nghị Ankara phê duyệt đơn xin gia nhập NATO.
Tổng thống Erdogan khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ sẽ nói “không” với các nỗ lực gia nhập NATO của Thụy Điển và Phần Lan, đồng thời nhấn mạnh mọi nỗ lực nhằm thuyết phục Ankara thay đổi lập trường sẽ đều vô ích.
Nói cách khác, nếu chỉ Phần Lan gia nhập NATO thì Thổ Nhĩ Kỳ gần như không có cớ để ngăn cản nhưng khi có thêm Thụy Điển thì Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan có cớ để thúc giục Quốc hội vốn do đảng AKP không thông qua việc NATO kết nạp thành viên mới. Tất nhiên nếu điều đó xảy ra thì Phương Tây sẽ càng nghi ngờ Thổ Nhĩ Kỳ đang muốn giúp Nga một món quà để đổi lấy lợi ích nào đó.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, Moscow "không có vấn đề gì" với việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO nhưng "sự mở rộng cơ sở hạ tầng quân sự sang những vùng lãnh thổ này chắc chắn sẽ đối mặt với phản ứng của chúng tôi".
Thổ Nhĩ Kỳ có truyền thống ủng hộ chính sách mở cửa của NATO để mở rộng hơn nữa. Tuy nhiên, Ankara đã duy trì quan điểm trung lập trong cuộc khủng hoảng Ukraine và sốt sắng đảm nhận vai trò hòa giải bằng cách giữ cho các kênh liên lạc luôn mở với cả hai bên tham chiến.
Kể từ khi bắt đầu xung đột, Ankara đã đề nghị làm trung gian hòa giải giữa hai bên và tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình, nhấn mạnh sự ủng hộ của họ đối với toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Ukraine. Trong khi Ankara phản đối các biện pháp trừng phạt quốc tế nhằm cô lập Moscow, họ cũng đóng cửa các eo biển của mình để ngăn tàu chiến gồm cả của Nga vào Biển Đen. Động thái này có vẻ trung lập nhưng thực ra thì nó lại giúp Nga nhiều hơn vì thực ra Nga không có tàu nào đi được vào Địa Trung Hải để tới Biển Đen vì hạm đội Baltic hay hạm đội phương Bắc sẽ không thể qua eo Gilbratar vào địa Trung Hải trong khi ham đội Thái Bình Dương lại ở quá xa.