Thiết kế 'công tắc' não, thành tựu mới của sinh học
Nhịp đập khoa học - Ngày đăng : 13:30, 02/05/2014
Ngày nay các nhà sinh học cũng đã biết cách "tắt" các tế bào một cách hiệu quả, giúp kiềm chế hoạt động của các nơron bằng các xung ánh sáng.
Chín năm trước đây, Karl Deisseroth đã hiểu rõ công nghệ optogenetics, phương pháp “bật” một số tế bào bằng ánh sáng, cho phép kích hoạt tế bào vào thời điểm mong muốn.
Để làm được việc đó, các nhà sinh học phải cải tạo các protein nhạy ánh sáng. Việc "bật" chính xác các chuỗi nơron cho phép nghiên cứu một cách chi tiết cách hành xử cũng như nếp tư duy và xúc cảm của con người trong mối liên hệ với các chuỗi nơron.
Đồng thời, việc tăng độ nhạy ánh sáng để ức chế hoạt động mở ra cơ hội nâng cao tiềm năng của não. Công nghệ mới này dựa trên việc thay đổi 10 axit amin trong protein nhạy ánh sáng. Tốc độ tác động chỉ tính bằng mili giây.
Trong tương lai, việc "tắt" tế bào như vậy sẽ được ứng dụng trong việc chữa trị các bệnh rối loạn thần kinh, cụ thể là phong toả các vùng não có vấn đề mà ít gây tác động nhất đến người bệnh.
Nhà khoa học Merab Kokaia ở Đại học Lund, Thuỵ Điển, một chuyên gia về bệnh động kinh, rất tích cực ủng hộ nghiên cứu theo hướng này.
Vũ Trung Hương (theo The independent)