Tổ chức ngân hàng khổng lồ do Trung Quốc hậu thuẫn đình chỉ mọi hoạt động kinh doanh với Nga và Belarus

Quốc tế - Ngày đăng : 15:11, 04/03/2022

Đây là một dấu hiệu có thể cho thấy sự hỗ trợ của Bắc Kinh dành cho Moscow cũng “có giới hạn” trong bối cảnh Nga phải đối mặt với các lệnh trừng phạt và chỉ trích về cuộc chiến ở Ukraine.

Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) cho biết họ tạm dừng tất cả các hoạt động liên quan đến hai nước do “tình hình kinh tế và tài chính đang diễn ra”.

AIIB ra thông báo: “Trong hoàn cảnh này và vì lợi ích tốt nhất của Ngân hàng, Ban lãnh đạo đã quyết định rằng tất cả các hoạt động liên quan đến Nga và Belarus đang được tạm dừng và đang được xem xét”..

AIIB là Ngân hàng phát triển đa phương, có 105 thành viên trên toàn thế giới. Họ không nói rõ về lý do đưa ra quyết định của mình, nhưng đưa ra “những suy nghĩ và sự cảm thông của mình đối với tất cả những người bị ảnh hưởng”.

Thông báo này được đưa ra sau khi một số tổ chức tài chính quốc doanh của Trung Quốc, gồm cả Ngân hàng Trung Quốc, ngừng cấp vốn cho các giao dịch liên quan đến hàng hóa của Nga.

Gary Ng, một nhà kinh tế cấp cao tại Natixis ở Hồng Kông, cho biết động thái của AIIB là “mang tính biểu tượng” vì ngân hàng chỉ tài trợ cho hai dự án ở Nga với số tiền 800 triệu USD và không có dự án nào ở Belarus.

Gary Ng phân tích: “Sự rút lui của AIIB cho thấy áp lực của các lệnh trừng phạt tài chính toàn cầu đối với Nga đã trở nên rõ ràng hơn trong các tổ chức siêu quốc gia”.

“Mặc dù hầu hết các khoản cho vay xuyên biên giới từ Trung Quốc sang Nga có thể xảy ra với các ngân hàng chính sách, đây vẫn là một ví dụ khác cho thấy Trung Quốc có thể không hỗ trợ Nga vô điều kiện vì nước này sẽ cân nhắc lợi ích và thiệt hại của mình sau bất kỳ động thái địa chính trị nào”.

trung-quoc-nga.jpg
Trung Quốc và Nga vốn xích lại gần nhau thời gian qua - Ảnh: Internet

Trung Quốc và Nga ngày càng trở nên thân thiết trong những năm gần đây, thường gắn bó với nhau để chống lại sự can thiệp của Mỹ và các đồng minh Phương tây.

Tháng trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rằng tình hữu nghị giữa hai nước là “không có giới hạn” và không có vùng cấm trong các lĩnh vực hợp tác.

Bắc Kinh đã từ chối lên án chiến dịch quân sự của Moscow vào Ukraine, bỏ phiếu trắng trong một nghị quyết của Liên hợp quốc kêu gọi Putin rút lực lượng khỏi Ukraine, đồng thời bày tỏ sự phản đối “tất cả các biện pháp trừng phạt đơn phương bất hợp pháp”.

Các cơ quan hải quan Trung Quốc hồi tháng trước đã dỡ bỏ các hạn chế nhập khẩu đối với lúa mì Nga, một ngành trị giá khoảng 7,9 tỉ USD hàng năm. Điều đó thúc đẩy suy đoán thị trường Trung Quốc có thể nổi lên như một huyết mạch kinh tế quan trọng cho nền kinh tế Nga vốn đang đối mặt với sự cô lập quốc tế chưa từng có.

Hai bên cũng đã tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, gồm cả việc ký kết hợp đồng 30 năm với Nga vào tháng trước để cung cấp khí đốt cho Trung Quốc thông qua một đường ống mới.

Bất chấp quan hệ ngày càng sâu sắc, Bắc Kinh có vẻ không muốn công khai vi phạm các lệnh trừng phạt vì điều này có thể khiến Trung Quốc đối diện với nguy cơ bị cắt khỏi các thị trường xuất khẩu phương Tây và hệ thống tài chính quốc tế vận hành xoay quanh đồng USD.

Tổng thương mại của Trung Quốc với Nga đạt 146,9 tỉ USD vào năm 2021, nhưng chỉ bàng khoảng 1/10 tổng thương mại của nước này với Mỹ và Liên minh châu Âu.

Tim Harcourt, nhà kinh tế trưởng tại Viện Quản trị và Chính sách Công tại Đại học Công nghệ Sydney, đã mô tả quyết định của AIIB là trọng đại “ngay cả khi ngân hàng phát triển thực hiện được ít công việc ở Nga”.

Harcourt phân tích: “Nó cho thấy Trung Quốc đang lùi bước khỏi Nga và mối quan hệ“ đối tác không có giới hạn” mà hai bên thề thốt cách đây chưa đầy 1 tháng.

Tuy nhiên, Peter Lewis, một cựu chuyên gia đầu tư điều hành một công ty tư vấn ở Hồng Kông, đã đặt câu hỏi liệu quyết định của AIIB có cho thấy sự suy yếu nào về sự ủng hộ của Bắc Kinh đối với Moscow hay không? Lewis cho rằng ngân hàng có nghĩa vụ đưa ra các quyết định tài chính phù hợp độc lập với các cổ đông của mình.

Ông Phân tích: “Bắc Kinh sẽ coi đây là một quyết định độc lập do AIIB đưa ra nhằm mục đích ổn định tài chính và thận trọng. “Tuy nhiên, tôi chắc chắn rằng Bắc Kinh đang ngày càng lo lắng về những gì đang xảy ra ở Ukraine và có những cuộc thảo luận rầm rộ đang diễn ra với Bộ ngoại giao Trung Quốc. Nhưng quyết định này của AIIB không thực sự phản ánh điều đó.

Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (tiếng Anh: Asian Infrastructure Investment Bank, viết tắt: AIIB) là một tổ chức tài chính quốc tế đang trong quá trình thành lập với mục tiêu là hỗ trợ việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tổ chức này là sáng kiến của chính quyền Trung Quốc và được sự ủng hộ của các Thành viên Sáng lập Dự kiến bao gồm 37 nước trong khu vực và 20 nước ngoài khu vực, 51 trong số đó đã ký Điều khoản Thỏa thuận để hình thành cơ sở pháp lý cho ngân hàng. Các nước có GDP lớn nhưng không phải quốc gia sáng lập là Hoa Kỳ, Nhật Bản và Canada.

Một số người xem AIIB là đối thủ của IMF, Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)vốn là những tổ chức tài chính được xem là bị chi phối bởi các nước phát triển như Hoa Kỳ. Liên Hợp Quốc xem việc mở ra AIIB là sự "mở rộng quy mô tài chính cho phát triển bền vững" cho các mối quan tâm của Quản trị Kinh tế Toàn cầu.

Trung Quốc đề xuất ý tưởng thành lập ngân hàng này vào năm 2013[8] và sáng kiến này được ra mắt tại một buổi lễ ở Bắc Kinh vào tháng 10 năm 2014.[9] Các Điều khoản Thỏa thuận đã được 50 Thành viên Sáng lập Dự kiến ký kết vào ngày 29 tháng 6 năm 2015, và sẽ trở thành một thành viên chính thức sau khi được từng chính phủ thông qua. Đến tháng 7 năm 2015, có một quốc gia (Myanmar) đã chính thức thông qua thỏa thuận

Theo Wikipedia

Anh Tú