Vì sao phương Tây công nhận Kosovo độc lập nhưng lại chống phe ly khai thân Nga rời khỏi Ukraine?
Hồ sơ - Ngày đăng : 13:51, 22/02/2022
Mặc dù so sánh của Vladimir Putin có thể không hợp với cách suy nghĩ của phương Tây, nhưng hiểu được quan điểm của Nga có thể giúp phương Tây giải quyết tranh chấp.
Năm 2014, khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố "chấp nhận" tỉnh Crimea của Ukraine là một phần của Nga, lập luận chính mà ông viện dẫn để bảo vệ hành động của mình là lấy tiền lệ của phương Tây đối với Kosovo. Tất cả các nước phương Tây (trừ Tây Ban Nha ủng hộ độc lập với Kosovo)
Ông nói, trên cả luật pháp quốc tế và các cơ sở hợp pháp rộng rãi hơn, hành động của Nga trong việc tạo điều kiện cho người Crimea tự quyết ly khai khỏi Ukraine và gia nhập Nga không khác gì các hành động quân sự năm 1999 của phương Tây, tạo điều kiện cho Kosovo tự quyết ly khai khỏi Serbia và trở thành một quốc gia độc lập. Ông cũng gọi phương Tây là những kẻ đạo đức giả vì đã thúc đẩy nền độc lập của Kosovo và cố gắng phong tỏa Crimea.
Phương Tây nói có những lỗ hổng lớn trong sự so sánh của Putin. NATO nói họ đã can thiệp vào Kosovo vào năm 1999 sau những bằng chứng cứng rắn, không thể phủ nhận (và sau đó được chứng minh trước tòa của phương Tây) về các vụ thảm sát hàng loạt, lạm dụng và trục xuất của người Serbia.
Các lực lượng của Putin tuyên bố họ hành động phải cứu người dân tộc Nga ở Crimea khỏi các cuộc bạo động và bạo lực có hệ thống khác từ chính quyền trung ương “cách mạng” thân phương Tây nhưng phương Tây cho rằng Nga không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào thuyết phục được họ.
Phương Tây biện minh sau khi NATO đánh đuổi lực lượng quân sự và dân quân của Serbia ra khỏi Kosovo, NATO đã cử lực lượng gìn giữ hòa bình KFOR, với ít nhất một phần ủy quyền của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Không một quốc gia nào, kể cả nước láng giềng Albania, mà hầu hết người Kosova có liên kết sắc tộc, sáp nhập Kosovo.
Còn vụ sáp nhập Crimea, phương Tây cho rằng Nga đã cử lực lượng mà không có sự ủy quyền quốc tế (và không có quốc gia nào, kể cả Trung Quốc, ủng hộ điều này). Phương Tây dù thừa nhận Crimea chủ yếu là người Nga nhưng không thừa nhận tính hợp pháp của cuộc trưng cầu dân ý về độc lập của Crimea.
Theo phương Tây, Kosovo tuyên bố độc lập 9 năm sau khi Serbia mất quyền kiểm soát hiệu quả đối với lãnh thổ này, và sau một quá trình ngoại giao lâu dài dẫn đến việc vùng đất này đã thực thi hầu hết các thuộc tính của một quốc gia độc lập.
Còn Crimea chỉ tuyên bố độc lập vài ngày sau khi những người ủng hộ phương Tây Ukraine lật đổ chính phủ thân Nga trước đây giữa lúc cuộc tranh chấp về tương lai của Ukraine chưa được giải quyết.
Phương Tây thừa nhận trên giấy tờ, Crimea có bốn đặc điểm của tư cách nhà nước theo luật pháp quốc tế - dân số thường trú, lãnh thổ xác định, chính phủ và khả năng tham gia quan hệ với các quốc gia khác. Tuy nhiên, họ cho rằng trên thực tế, tất cả lãnh thổ của Crimea đều bị tranh chấp, và “chính sách đối ngoại của bán đảo không bao giờ có thể mâu thuẫn với quan điểm của Putin”.
Ngoài việc đem Kosovo ra để so sánh với Crimea thì Nga còn muốn một sự so sánh khác rộng lớn hơn. Nga coi Ukraine ở sát biên giới, thuộc trong phạm vi ảnh hưởng trực tiếp của nước này, nơi mà Mỹ không có việc gì để “can thiệp”. Nga có thể sẽ coi quan hệ Ukraine – phương Tây theo cách mà Mỹ nhìn nhận sự leo thang can dự trực tiếp của Nga vào Cuba, sân sau của Mỹ vào năm 1962 (trừ yếu tố hạt nhân).