Chú ý cho F0 điều trị tại nhà: Bệnh thường trở nặng vào ngày thứ 5 đến ngày thứ 10
Kinh nghiệm y học - Ngày đăng : 09:19, 19/08/2021
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết hiện nay cả nước đang nỗ lực phòng chống dịch COVID-19 một cách tối đa nhất. Người dân nếu mắc bệnh sẽ có cơ sở thu dung điều trị tốt, có cơ hội tiếp cận dịch vụ y tế nhanh nhất, được điều trị hiệu quả nhất sau khi nhập viện. Những bệnh nhân F0 nếu điều trị tại nhà thì cần chú ý theo dõi sức khỏe một cách cẩn thận nhất, vì bệnh thường hay trở nặng vào ngày thứ 5 đến ngày thứ 10. Vào thời điểm có thể xảy ra cơn bão cytokine, bệnh nhân trở nặng do chính phản ứng miễn dịch của cơ thể.
Khi có dấu hiệu cảm thấy hụt hơi, khó thở, không hít sâu được thì người nhà nên liên hệ ngay với các đường dây nóng của Trạm y tế địa phương, Tổ phản ứng nhanh của địa phương để được hướng dẫn cho thuốc điều trị tại nhà. Lúc này, F0 sẽ cần dùng đến các thuốc kháng viêm liều cao, kháng đông, hay kháng sinh phối hợp nếu có bội nhiễm vi trùng. Việc dùng thuốc đúng thời điểm giúp giảm chuyển độ nặng và giảm biến chứng bệnh.
Các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo, những bệnh nhân nếu điều trị tại nhà cần tập thở hít sâu một cách nhẹ nhàng và thở ra bằng miệng một cách từ từ. Khi tập thở, F0 cũng chỉ nghĩ đến hơi hít vào, thở ra, không nghĩ những vấn đề khác để cơ thể thư giãn, tập liên tục 15 phút cho mỗi lần. F0 tập như vậy ở nhiều tư thế: nằm ngửa, nằm nghiêng trái, nằm nghiêng phải, nằm xấp. Ví dụ tập hít sâu thở chậm ở tư thế nằm ngửa 15 phút, sau đó nếu không mệt thì tập tiếp 15 phút ở tư thế nằm nghiêng trái, nghiêng phải, nằm xấp, nếu thấy mệt thì ngưng tập, khi nào khỏe lại tập tiếp.
Việc tập thở ở nhiều tư thế rất quan trọng vì bệnh COVID-19 gây bất tương xứng thông khí tưới máu giữa các vùng phế nang. Vì vậy khi tập thở ở nhiều tư thế giúp cải thiện vấn đề này và việc thông khí của bệnh nhân tốt hơn, giảm tổn thương các phế nang nhiều hơn. Việc tập thở này nên duy trì liên tục trong thời gian mắc bệnh. Trường hợp theo dõi F0 tại nhà, thấy bệnh nhân thở nhanh trên 30 lần/phút, SpO2 tụt liên tục xtagstartz 93%, gia đình gọi ngay 115 hay 1055 và các đường dây nóng của y tế địa phương để được chuyển bệnh nhân nhập viện điều trị.