Vụ đánh bạc nghìn tỉ: Đã có ‘con bạc’ thắng game bài RikVip
Theo dòng thời sự - Ngày đăng : 12:43, 15/11/2018
Sáng 15.11, HĐXX TAND tỉnh Phú Thọ tiếp tục tiến hành xét hỏi những bị cáo thuộc nhóm tội "Đánh bạc”, “Tổ chức đánh bạc” trong vụ án đánh bạc nghìn tỉ liên quan tới 2 tướng Công an.
Theo đó, lên bục khai báo, bị cáo Liêu Văn Hoàng (SN 1995) trú tại huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng đã tham gia đánh bạc bằng game bài RikVip/Tip.Club từ tháng 4.2016. Hoàng mua bán Rik với nhiều đại lý khác nhau, nhưng chủ yếu là qua đại lý cấp 1 của Trần Đăng Khoa, tổng giao dịch mua bán Rik là Hoàng sử dụng tài khoản với tên đăng nhập là “tukay2704”, tên hiển thị là “TUKAY”.
Theo cáo trạng, ngày 8 và 9.8.2016, Hoàng đã tham gia 59 phiên đánh bạc, trong đó: số phiên đặt cược từ 6.024.100 Rik (tương đương 5.000.000 đồng) trở lên là 18 phiên; số phiên đặt cược từ 60.241.000 Rik (tương đương 50.000.000 đồng) trở lên là 2 phiên, trong đó có phiên số hiệu 437122, đặt cược 150.949.900 Rik, tương đương 125 triệu đồng, được hệ thống trả thắng cược là 222.008.802 Rik, tương đương 184 triệu đồng. Đây cũng là phiên đặt cược và thắng lớn nhất của Hoàng.
Để phục vụ việc mua bán Rik, Hoàng khai đã mở 1 tài khoản ngân hàng tạiVietinbank. Trong quá trình điều tra, Hoàng tự nguyện nộp số tiền 20.000.000 đồng để khắc phục hậu quả.
Tại phiên tòa, thanh niên dân tộc Nùng quê Cao Bằng này cho biết bị cáo giao dịch bằng tài khoản ngân hàng. Do bị cáo đánh bạc nên có nhiều tiền, tiền của bị cáo thì ít mà tiền thắng cược từ hệ thống thì nhiều. Liêu Văn Hoàng cũng khẳng định tính đến thời điểm trước khi hệ thống bị đánh sập, Hoàng là người thắng cuộc cho dù có lúc thua cháy túi.“Mục đích chơi ban đầu là giải trí nhưng do bị thua nên ham gỡ. Trong suốt thời gianchơi bạc, bị cáo là người thắngnhưng không nhớ là thắng bao nhiêu tiền”, Hoàng cho biết.
Banner quảng cáo mà các bị cáo thuộc đại lý cấp 1, cấp 2 đăng trên facebook - Ảnh chụp màn hình
Ngang nhiên quảng cáo mua bán Rik trái phép
Trong khi đó, các bị cáo là chủ đại lý cấp 1, đại lý cấp 2 đều khai được hệ thống cấp miễn phí banner quảng cáo để các đại lý treo tại nhà (cửa hàng game) và quảng cáo trên trang facebook cá nhân.
HĐXX đãtrưng ra bằng chứng bị cáo Vũ Mạnh Hùng (SN 1972 tại Long Biên, Hà Nội) treo banner quảng cáo và đăng trên trang facebook cá nhân với nội dung “Mua bán tiền Game online, thẻ điện thoại uy tín số 1 Việt Nam - Đại lý cấp 1 RikVip - 23Zdo - Zon".
Hùng cho biết, banner này được hệ thống thiết kế cho các đại lý, nhằm lôi kéo các con bạc và mời gọi đại lý cấp 2. Nhờ đó, tổng số tiền Hùng hưởng lợi từ việc mua bán Rik cho các con bạc và đại lý cấp 2 là1,129 tỉ đồng. Ngoài bị cáo Hùng, các bị cáo là chủ đại lý cấp 1 và đại lý cấp 2 đều được hệ thống thiết kế hoặc nhờ người thiết kế các banner quảng cáo mua bán Rik.
Theo cáo trạng, tại Khoản 3 Thông tư 24/2014/TT-BTTTT ngày 29.12.2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông có quy định những hành vibị cấmtrong hoạt động cung cấp trò chơi điện tử theoĐiều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP:
“2. Quảng cáo, giới thiệu, cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử đối với các trò chơi điện tử chưa được cấp quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản, chưa thông báo cung cấp dịch vụ theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 31 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP.
3. Lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử để đánh bạc, tổ chức đánh bạc, lừa đảo, kinh doanh trái pháp luật hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác.”
Các banner quảng cáo nhằm lôi kéo các con bạc - Ảnh chụp màn hình
Điều 7 Thông tư 24.2014/TT-BTTTT ngày 29.12.2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng:
“1. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử chỉ được khởi tạo các vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng trong trò chơi điện tử theo đúng nội dung, kịch bản mà doanh nghiệp đã báo cáo trong hồ sơ được cấp quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản trò chơi điện tử và trong báo cáo định kỳ của doanh nghiệp.
2. Người chơi được dùng điểm thưởng hoặc đơn vị ảo có trong tài khoản trò chơi điện tử của mình để đổi lấy vật phẩm ảo do doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử khởi tạo.
3. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử có nghĩa vụ quản lý vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng trong trò chơi điện tử theo đúng quy tắc trò chơi đã công bố và phù hợp với nội dung, kịch bản trò chơi đã được phê duyệt.
4. Vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng chỉ được sử dụng trong phạm vi trò chơi điện tử và theo đúng mục đích mà doanh nghiệp đã báo cáo. Vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng không phải là tài sản, không có giá trị quy đổi ngược lại thành tiền, thẻ thanh toán, phiếu thưởng hoặc các hiện vật có giá trị giao dịch bên ngoài trò chơi điện tử.
5. Không mua, bán vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng giữa những người chơi với nhau.”
Tại điểm 1 Điều 1 Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP ngày 22.10.2010 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã đưa ra khái niệm đánh bạctrái phép: “1.“Đánh bạc trái phép” là hành vi đánh bạc được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp.”
Như vậy, việc vận hành, phát hànhhoặctham gia chơi game bài RikVip/Tip.club, 23Zdo, Zon/Pen có việc đổi thưởng (Topup, mua bán điểm ảo quy ra tiền mặt và ngược lại)đều bị coilà hành viTổ chức đánh bạc hoặcđánh bạc trái phép. Đối chiếu với các quy định trên thì trong vụ án này, chỉ trong 2 ngày 8 và 9.8.2016 đã có518tàikhoản người chơi có đủ dấu hiệu cấu thành tội Đánh bạc(chỉ thu được dữ liệu chi tiết các phiên đánh bạc trong 2 ngày trên).
Nhã Thanh
Vụ đánh bạc nghìn tỉ: Đăng quảng cáo lên facebook để thu hút ‘con bạc’
Vụ án đánh bạc nghìn tỉ: Các ‘con bạc’ thua sạch, các đại lý hưởng lợi đặc biệt lớn
Vụ đánh bạc nghìn tỉ: Tham gia RikVip chỉ để trải nghiệm sản phẩm