Ủy ban Kiểm tra T.Ư vào cuộc làm rõ thông tin tố hàng loạt sai phạm tại PVFCCo

Sự kiện - Ngày đăng : 14:56, 08/11/2018

Đó là thông tin về những tồn tại trong sản xuất kinh doanh, quản lý sử dụng vốn nhà nước cũng như công tác điều hành, quản lý nhân sự tại Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN.

>> Xem thêmCUỘC GIẢI CỨU NHÀ MÁY PVTEX ĐÌNH VŨ

Lợi nhuận giảm nhanh làm giảm vốn nhà nước gần 2.000 tỉ đồng

Tài liệu màMột Thế Giớicó cho thấy, Ủyban Kiểm tra Trung ương (UBKTTƯ) mới đây đã có văn bản số 3100-CV/UBKTTW gửi Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) Trần Sỹ Thanh,đề nghị ông Thanh chỉ đạo cơ quan chuyên môn của PVN báo cáo bằng văn bản vềviệc sản xuất kinh doanh, quản lý sử dụng vốn nhà nước cũng như công tác điều hành, quản lý nhân sự tại PVFCCo.

Theo đó, UBKTTƯnhận được phản ánh về tình hình sản xuất kinh doanh và quản lý vốn của PVFCCo thuộc PVN. Sản lượng sản phẩm sản xuất và kinh doanh năm 2017 và dự kiến 2018 đều thấp hơn năm 2010, xu hướng giảm dần từ năm 2014 tới nay.

Các chỉ tiêu về doanh thu, tài sản, vốn chủ sở hữu tại PVFCCo đều giảm dần qua các năm.

Đáng lưu ý, trong các thông tin phản ánh tới UBKTTƯcó thông tin“lợi nhuận của PVFCCo có xu hướng giảm rất nhanh từ năm 2015 đến năm 2017 và kếhoạch năm 2018; điều này dẫn đến vốn chủ sở hữu giảm (từ năm 2013 đến nay), làm giảm vốn nhà nước tương ứng tại doanh nghiệp trong năm gần 2.000 tỉ đồng".

UBKTTƯnêu: Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp có xu hướng tăng trong khi doanh thu và lợi nhuận giảm. Năm 2017, thực hiện hợp đồng dịch vụ quản lý với PVN giá trị 29,2 tỉ đồng; chi phí quảng cáo, an sinh xã hội tăng cao; công nợ phải thu tại Công ty Miền Trung, Tây Nam Bộ cao (trên 90% vốn điều lệ).

UBKTTƯnêu rõ trong văn bản gửi ông Thanh rằng“số dư tiền mặt tại quỹ thường xuyên cao hơn nhiều so với quy định, nếu đây là thực tế thì có thể xảy ra hiện tượng hụt quỹ tiền mặt so với sổ sách”.

Trong “việc đầu tư vốn vào công ty liên kết không có hiệu quả, khoản đầu tư lớn nhất là vào Công ty PVTex nhưng công ty này gặp nhiều khó khăn, lỗ lớn (lỗ lũykế đã lớn hơn vốn chủ sở hữu”, văn bản của UBKTTƯchỉ rõ.

Hạch toán không đúng hơn 91 tỉ đồng

UBKTTƯcũng đưa ra thông tin, Công ty TNHH Deloitte Việt Nam (kiểm toán) đã đánh giá và khuyến cáo về tình hình tài chính năm 2017 và 6 tháng đầu năm 2018 của PVFCCo:

- Khoản bảo lãnh (và chi phí liên quan) của PVFCCo đối với PVTex là 114 tỉ đồng, khả năng thu hồi là rất thấp và khoản này tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.

- Một số bút toán hạch toán không đúng có thể gây ảnh hưởng tới kết quả 6 tháng năm 2018 như: trích thiếu thu nhập tài chính 12,9 tỉ đồng; trích chi phí bán thừa 18,6 tỉ đồng; ghi tăng chi phí dự phòng về sửa chữa 40 tỉ đồng; hạch toán chi phí bán hàng vào chi phí giá thành 20 tỉ đồng…

Ngoài việc đưa ra các thông tin về những tồn tại trong tình hình sản xuất kinh doanh, quản lý sử dụng vốn của PVFCCo, UBKTTƯ cũng đề nghị ông Trần Sỹ Thanh báo cáo về công tác điều hành, quản lý nhân sự.

Cụ thể, UBKTTƯnêu rõ trong văn bản rằng: Ban Nghiên cứu – Phát triển trước đây thuộc Tổng công ty, nay Tổng giám đốc phê duyệt chuyển về trực thuộc Tổ hợp Nhà máy Phú Mỹ (đơn vị thành viên của Tổng công ty).

UBKTTƯđề nghị ông Trần Sỹ Thanh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của PVN báo cáo bằng văn bản theo những nội dung nêu trên.

Nam Phong

Nam Phong