Giải cứu PVTex bằng chỉ đạo ‘phi thị trường’, lãnh đạo PVN nói gì?
Sự kiện - Ngày đăng : 11:02, 05/11/2018
>>Lọc hóa dầu Bình Sơn bị tố tiêu cực gây thiệt hại hàng triệu USD
>>PVN có ép BRS giảm sản lượng, gây thiệt hại gần 2,9 triệu USD để cứu PVTex?
Liên quan tới việcTập đoàn dầu khí Việt NamPVN ra văn bản chỉ đạo Công ty cổ phần Lọc Hóadầu Bình Sơn (BSR) cắt giảm sản lượng đã ký với các đối tác để bán cho đối tác mới - Công ty An Phát Holding,PV Một Thế Giới đã có buổi làm việc với ông Đinh Văn Sơn - thành viên HĐTV tập đoàn PVNvề những vấn đề “nóng” trên. Tuy nhiên, hầu hết các câu hỏi, đề nghị cung cấp tài liệu đều không được trả lời trúng, cũng như đáp ứng theo quy định.
Trả lời câu hỏi: Vì sao PVN lại chỉ đạo BSR cắt giảm sản lượng mà BSR đã bán cho các đối tác để bán cho đơn vị đối tác PVTex - Công ty An Phát Holdingmà không qua đấu thầu?Ông Sơncho biết: Việc thực hiệnhợp đồng phân phối sản phẩm nhựa PP của BSR trong quá trình xử lý dự án chưa hiệu quả.Nhà máy Xơ sợi Polyester Đình Vũ (PVTex Đình Vũ)chỉ là một trong rất nhiều công cụ nhằm triển khai các giải pháp của PVN. Chuyện các đối tác khi đàm phán hợp tác tận dụng lợi thế, vị thế của nhau trong hoạt động kinh doanh là bình thường và phù hợp với các quy định pháp luật.
Từ tháng 9.2017, PVN và PVTex, đơn vị quản lý, vận hành PVTex Đình Vũ, đã tích cực tìm kiếm đối tác tham gia hợp tác vận hành nhà máy, trong đó có An Phát Holdings (Việt Nam)... PVN đã thống nhất chủ trương cho PVTexĐình Vũ hợp tác với An Phát.
“Trong quá trình đàm phán để đến đi chỗ hợp tác thì An Phát có đặt ra vấn đề là tham gia phân phối PP của Bình Sơn một cách bình đẳng như các đối tác. Tôi xin nhấn mạnh việc này,đây là một hoạt động hết sức bình thường của một doanh nghiệp cả của Việt Nam và thế giới”, ông Sơn nói. Và nhấn mạnh: việc thực hiện cắt giảm 35% khối lượng sản phẩm nhựa PP theo hợp đồng đã ký với khách hàng để cung cấp cho An Phát Holdings theo “mệnh lệnh hành chính” (của PVN) là không đúng bản chất. “PVN không can thiệp vào bất kỳ hợp đồng kinh tế nào, mà ở đây, PVN chỉ sử dụng những quyền được quy định theo pháp luật để yêu cầu Người đại diện vốn của Tập đoàn tại đơn vị”.
Liên tiếp khẳng định đây là vấn đề minh bạch, từ quá trình đàm phán, An Phát không phải “sân sau” của PVN, không có lợi ích cá nhân hay lợi ích nhóm trong việc PVTex ký hợp tác với An Phát cũng như việc BSR bán sản phẩm cho An Phát. Song ông Sơn cũng thừa nhận “quá trình thực thi gặp một số vấn đề khó khăn, có một số vấn đề chưa thật đồng bộ. Chưa có một sự phối hợp đồng bộ giữa các đơn vị trong nghành và trong tập đoàn”.
“Mục tiêu của chúng tôi là giải cứu các dự án kia (PVTex Đình Vũ - PV), và chúng tôi sử dụng các công cụ kia là nhất quán. Chúng tôi hoàn toàn không thay đổi quan điểm này. Công cụ cắt giảm sản lượng PP trong bối cảnh hợp tác này là nhất quán, còn phương pháp thế nào thì đó là vấn đề nội bộ”, ông Sơn khẳng định.
Trả lời câu hỏi: Hiệu quả của việc chỉ đạo BSR cắt giảm sản lượng với các đối tác đã ký trước đó để bán cho An Phát giá rẻ hơn, khiến BSR thiệt hại 2,886 triệu USD nhằm phục vụ việc “giải cứu con tàu đắm” PVTex Đình Vũ? Ông Sơn nói rằng, hiện vẫn đang trong quá trình thực hiện, chưa thể nói được điều gì.
Liên quan đến thông tin việc bán sản phẩm hạt nhựa của BSR đang bị "tố" gây thiệt hại 2,886 triệu USD trong vòng 6 tháng đầu năm 2018, hiện Cục Phòng chống tham nhũng đã “vào cuộc” điều tra, ông Đinh Văn Sơn cho biết đang cho kiểm tra “xem vấn đề thực hư ra sao”.
Trước đó, Một Thế Giới đã thông tin, PVN đang bị "tố" “gây sóng gió” cho đối tác và các đơn vị thành viên khi có chỉ đạo BSR cắt giảm mạnh khối lượng mà BSR đã ký với hàng loạt khách hàng. Dự định bán sản phẩm hạt nhựa PP không thông qua đấu giá của BSR còn được dự báo là vi phạm các quy định của pháp luật. Cục Phòng chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ mới đây đã nhận được tố cáo: trong 6 tháng đầu năm 2018, BSR đã có 4 lần bán số hàng Extra (số lượng sản xuất dư hằng tháng) theo kỳ hạn với thành tố Pre (tiền hạt nhựa) là 15USD/tấn, 2 lần bán số hàng Extra theo giá giao ngay với thành tố Pre là 52USD/tấn.
Tuy nhiên, đáng nói là giá Pre lại được chào bán chênh lệch rất lớn với giá đã thỏa thuận, tiềm ẩn tiêu cực, gây thiệt hại cho BSR. Cụ thể, có thông tin thiệt hại mà BSR đã gây ra trong việc bán sản phẩm được phản ánh là: 13.000 tấn x (52USD – 15USD) x 6 tháng = 2,886 triệu USD.
Cũng theo Cục Phòng chống tham nhũng, hiện tại BSR đang dự kiến bán toàn bộ số hàng Extra 6 tháng cuối năm 2018 cho đối tác mới với phương thức Term (Pre = 15USD/tấn). Như vậy sẽ gây thiệt hại cho BSR khoảng 2.000 tấn x (52 – 15) x 6 tháng = 444.000USD.
Để phục vụ việc quản lý nhà nước về phòng chống tham nhũng và có cơ sở đánh giá bản chất sự việc, Cục Phòng chống tham nhũng yêu cầu BSR cung cấp các tài liệu về việc bán sản phẩm của BSR để xem xét.
Nam Phong