5 cảnh nóng đồng tính gây thất vọng hoặc buồn cười nhất trên màn ảnh rộng

Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 18:43, 21/10/2018

Trùng hợp là hầu hết những cảnh nóng này đều do các nam diễn viên dị tính thực hiện.

I Love You Philip Morris

Tại Hollywood, công thức diễn viên hài dị tính cộng với phim LGBT thường cho ra kết quả thảm họa. Điển hình nhất là Adam Sandler trong I Now Pronounce You Chuck and Larry – bộ phim đã nhận 8 đề cử tại giải thưởng Mâm xôi vàng 2008. Mặc dù vậy, cũng có không ít ngoại lệ.

Thuộc thể loại phim hài đen (black comedy) và dựa trên những sự kiện có thật, I Love You Phillip Morris kể về cuộc đời của Steven Jay Russell (Jim Carrey đóng) – một nghệ sĩ đồng tính và từng nhiều lần thành công trốn thoát khỏi nhà tù. Các nhà phê bình của trang RottenTomatoes đã gọi đây là màn thể hiện xuất sắc nhất trong sự nghiệp của nam diễn viên sinh năm 1962.

Trong phim, Steven có cảnh quan hệ tình dục với một người đàn ông vạm vỡ và làm “top”. Mọi thứ đều hoàn hảo – gợi cảm, nóng bỏng và tràn đầy cảm xúc - cho đến khi anh "thăng hoa". Trong khoảnh khắc ấy, khán giả có cảm giác như Jim Carrey tưng tửng của The Mask đã xuất hiện thoáng qua và điều đó làm cho họ cảm thấy không thoải mái lắm.

Call Me By Your Name

Đây là một bản tình ca đẹp đẽ diễn ra vào mùa hè năm 1983 tại vùng quê nước Ý. Dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn André Aciman, Call Me By Your Name đã thắng lớn tại phòng vé và nhận được một tượng vàng Oscar cho hạng mục “Kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất” trong số 4 đề cử.

Đạo diễn người Ý Luca Guadagnino đã khắc họa thành công rung động đầu đời của Elio (Timothe Chalamet đóng) dành cho Oliver (Armie Hammer đóng). Sự va chạm về mặt thể xác của cả hai nhận được sự đồng cảm của nhiều khán giả là người đồng tính bởi vì nó chân thật, đáng yêu nhưng cũng không kém phần nóng bỏng. Tuy nhiên, phân cảnh “quả đào” thì không được như vậy và nó đã gây ra không ít tranh cãi.

Cụ thể, Elio đã xuất tinh vào một quả đào và Oliver sau đó đã cắn quả đào ấy. Chi tiết này có trong cuốn tiểu thuyết nhưng Guadagnino cho rằng nó chỉ nên nằm trong trí tưởng tượng của người đọc thay vì xuất hiện trên màn ảnh rộng và từng có ý định cắt bỏ. “Tôi không muốn thứ gì đó quá giật gân, hoặc vô lý. Do đó, đã phải mất một quá trình dài để thực hiện cảnh quay đó”, ông nói với tờ Vulture.

Ngược lại, nhiều khán giả đã bày tỏ sự thích thú. Họ cho rằng nó thể hiện mong muốn xâm lấn vào những gì riêng tư nhất của Elio từ Oliver.

Bent

Giống như Call Me By Your Name, Bent của đạo diễn Sean Mathias là một cái tên xuất sắc khác nữa của dòng phim LGBT với sự tham gia của dàn diễn viên nổi tiếng như Clive Owen, Lothaire Bluteau, Mick Jagger, Jude Law, Rachel Weisz, Nikolaj Coster-Waldau và Ian McKellen.

Trong phim, Max (Clive Owen đóng) và Horst (Lothaire Bluteau đóng) là hai tù nhân yêu nhau tại trại tập trung Dachau của Đức Quốc xã. Tuy không thể quan hệ tình dục nhưng họ vẫn có thể giúp đối phương đạt được cực khoái bằng cách mô tả bằng lời nói những gì họ muốn làm với nhau.

Ý tưởng thủ dâm chỉ bằng suy nghĩ,không phải là mới trong cộng đồng người đồng tính nam. Thế nhưng nó đạ đạt hiệu quả đến mức vô lý trong Bent. Rất nhiều khán giả không hề cảm thấy bị thuyết phục.

Brokeback Mountain

Đây là một trong những bộ phim hay nhất từ trước đến nay về tình yêu đồng tính. Việc nó bị hụt mất tượng vàng Oscar cho hạng mục “Phim hay nhất” đã để lại một vết nhơ trong lịch sử hơn 90 năm của lễ trao giải danh giá này dù Lý An đã thắng hạng mục “Đạo diễn xuất sắc nhất”.

Brokeback Moutain xoay quanh mối tình của hai chàng cao bồi Ennis (Heath Ledger đóng) và Jake (Jake Gyllenhall đóng). Trong cảnh nóng diễn ra ở túp lều dựng tạm trên đồi, Ennis chỉ phun một chút nước bọt vào tay rồi bắt đầu quan hệ bằng “cửa sau” với Jake – lúc này gương mặt đang thể hiện sự đau đớn. Thành thật mà nói thì cảnh quay này đã khắc họa khá chân thật lần quan hệ đầu tiên của những người đồng tính nam.

Mặc dù vậy, nhiều khán giả đã đặt câu hỏi về cách Lý An phân định “vai trò” trong lúc quan hệ của Ennis và Jake. Cả hai trước đó chưa từng trò chuyện thẳng thắn về con người thật của mình, chỉ đoán mò thông qua ánh mắt. Ấy vậy mà khi làm tình lần đầu, Ennis mặc định là “top” còn Ennis là “bottom” và đó là nước Mỹ vào năm 1963 khi “người đồng tính” thậm chí còn chưa được gọi là “gay”.

Bruno

Công chiếu vào năm 2009, Bruno là một trong những phim LGBT thành công nhất trong lịch sử về mặt thương mại khi mang về 149 triệu USD tiền vé trên toàn cầu. Bộ phim này do nam diễn viên Sacha Baron Cohen thủ vai chính kiêm nhà sản xuất. Anh hóa thân thành nhân vật có thật là Brüno Gehard – một nhà thiết kế thời trang đồng tính.

Thông qua những chi tiết hài hước được cường điệu hóa, Bruno đã gián tiếp chỉ trích nạn phân biệt đối xử người LGBT tại Hollywood. Thế nhưng cũng có vài chi tiết trong phim mà cho tới tận hôm nay vẫn còn gây ra tranh cãi.

Nổi bật nhất trong số đó là cảnh Bruno và Diesel tập thể dục bằng một… máy chạy xe đạp kiêm công cụ tình dục. Nhiều khán giả cho rằng họ bị ám ảnh, thậm chí là ghê tởm khi nhìn thấy cảnh này trên màn ảnh rộng. “Suy cho cùng, cũng là một phim LGBT do người dị tính thực hiện”, một bình luận trên mạng viết.

Mai Thảo

Chí Thiện