Cổ phiếu Ono Pharma tăng nhờ giải Nobel y học
Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 16:09, 03/10/2018
Các phát kiến của hai nhà khoa học vừa đoạt giải Nobel Tasuku Honjocủa Nhật Bản và James Allison của Mỹ tạo ra đột phá mới trong việc điều trị ung thư, đồng thời mở ra thị trường chữa bệnh mới có thể tăng gấp năm lần và đạt giá trị 5 nghìn tỷ yen (khoảng 44 tỷ USD) vào năm 2025.
Hai nhà miễn dịch học cùng đoạt giải NobelY khoadanh giá khi tạo nên nền tảng cho loại thuốc trị ung thư Opdivo phát triển.
Loại thuốc mới – do hãng dược Ono Pharmaceutical của Nhật Bản và Bristol-Myers Squibb của Hoa Kỳ đồng phát triển – dự kiến sẽ mang lại cho riêng hãng dược Nhật Bản doanh số90 tỷ yen (790 triệu USD)trong năm tài chính này. Giá cổ phiếu Ono Pharmaceutical đã tăng 6,9% trong buổi giao dịch sáng 2/10 và đạt 3.430 yen, mức cao nhất kể từ tháng 8/2016.Mức giá đóng cửa đạt 3308 yen, tăng 3,5% so với ngày trước đó.
Hãng dược thường xuyên đưa các nhà nghiên cứu của hãng đến phòng thí nghiệm của Giáo sư Honjo tại Đại học Kyoto trong 30 năm qua. Trong một thông cáo chúc mừng ông Honjo đoạt giải Nobel, Ono Pharmaceutical nói “Chúng tôi thật sự may mắn khi được cùng làm việc với ông!”.
Ông Honjo phát hiện các tế bào miễn dịch có loại protein hoạt động bề mặt có tên Programmed Death Receptor 1 hay PD-1. Các khối u tránh né sự phát hiện của hệ miễn dịch bằng cách sản xuất loại protein PD-L1 dính chặt vào PD-1 và vô hiệu hóa tế bào miễn dịch. Opdivo hoạt động bằng cách ngăn chặn khả năng bám vào PD-1 của PD-L1, vì thế tăng độ phản ứng của cơ thể với các tế bào ung thư.
Opdivo đã chứng minh hiệu quả trong việc điều trị ung thư và một số bệnh nhân đã khỏi bệnh. Nhưng loại biệt dược mới hiện rất đắt, chai 100mg có giá 730.000 yen. Bệnh nhân điều trị ung thư có thể tốn đến 30 triệu yen, tương đương 260.000 đô la, cho một năm điều trị với loại thuốc mới này.
Tại Nhật Bản, giá thuốc Opdivo quá cao cũng tạo gánh nặng cho hệ thống y tế công khi dân số nước này ngày càng già đi.
Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện một bước đi bấtngờ để giảm mộtnửagiá thuốc Opdivovào tháng 2/2018 vừa rồi trước đợt xét duyệt giá hai năm một lần đối với ngành dược. Opdivo không chỉ tạo nên cuộc cách mạng trong ngành dược mà còn dấy lên cuộc tranh luận về giá dược phẩm và cải cách các chương trình bảo hiểm xã hội.
Doanh thu, cùng với tiền bản quyền 40 tỷ yen của thuốc Opdivo, sẽ tạo nên doanh thu dự kiến 277 tỷ yen trong năm tài chinh này (đến tháng 3/2019) của Ono Pharmaceutical. Sau khi Opdivo được tung ra thị trường, vốn hóa trên thị trường của Ono Pharmaceutical đã tăng gấp đôi và đạt 3 tỷ yen trong năm 2016.
Bên cạnh Opdivo, có bốn loại thuốc ức chế miễn dịch khác có tính năng tương tự – bằng cách tấn công PD-1 – trên thị trường thế giới, bao gồm: Imfinzi của hãng AstraZeneca, Anh; Tecentriq của hãng F. Hoffman-La Roche, Thụy Sĩ; Keytruda của hãng Merck, Hoa Kỳ; và Bavencio của hãng Merck, Đức.
Các hãng dược khác, như Novartis International của Thụy Sĩ, cũng đang phát triển các sản phẩm tương tự.
Ngân Giang(theo Nikkei)FacebookGoogle+Twitter