Lý do TP.HCM không triển khai chương trình Công nghệ giáo dục

Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 14:42, 15/09/2018

TP.HCM là một trong những đơn vị không triển khai chương trình Công nghệ giáo dục đang gây tranh cãi hiện nay, không phải bây giờ mà từ 18 năm về trước.

Ngày 14.9, trao đổi các cơ quan báo chí về việcTP.HCM không cấm nhưng cũng không triển khai chương trình Công nghệ giáo dụctrên địa bàn thành phố,Trưởng phòng Giáo dục tiểu học, Sở GD-ĐTTP.HCM Nguyễn Quang Vinh cho biết:năm học 1985-1986, chương trình Thực nghiệm (sau này gọi là Công nghệ giáo dục) được sự cho phép của Bộ GD-ĐTđã thực hiện tại Trường tiểu học Hòa Bình (Q.1) vớilớp 1. Sau đó, chương trình được tiếp tục thực hiện và chuyển về Trường tiểu học Thực nghiệm Q.1từ năm học 1986-1987 và phát triển thêm tại các trường: Lương Định Của (Q.3), Bàu Sen (Q.5), Đinh Tiên Hoàng (Q.9), Lê Văn Sỹ(Q.Tân Bình). Các trường dạy chương trình Công nghệ giáo dục từ lớp 1 đến lớp 5 cả môn Tiếng Việt và Toán, sau này có thêm mônGiáo dục lối sống.

Đến năm học 1989-1990, chương trình Công nghệ giáo dục tiếp tục được triển khai đến các trường khác trên địa bàn TP.HCM (trừ Q.4) trên tinh thần tự nguyện, không bắt buộc học sinh lớp 1, với chủ yếu là môn Tiếng Việt. Năm 2000, khi chương trình 2000 của Bộ GD-ĐTtriển khaithì chương trình Công nghệ giáo dục kết thúc thực hiện cuốn chiếu và không còn áp dụngtại T.PHCM.

Năm 2017, Bộ GD-ĐTcó văn bản triển khai dạy học tiếng Việt lớp 1 theo tài liệu chương trình Công nghệ giáo dục, trong đó nhấn mạnh đã tổ chức thẩm định tài liệu Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ giáo dục để triển khai dạy học tiếng Việt ở các địa phương có nhu cầu trên nguyên tắc tự nguyện của học sinh và các trường.

Năm 2018, Bộ GD-ĐT có văn bản triển khai dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục năm học 2018-2019. Bộ đãkhẳng định đã tổ chức thẩm định lần thứ 2 vàchỉnh lý, bổ sung, hoàn thiện tài liệu.

Ông Nguyễn Quang Vinh cho rằngcăn cứ tình hình thực tế tại địa phương, Sở GD-ĐTT.PHCM quyết định không triển khai chương trình Công nghệ giáo dục do xét thấy việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28.11.2014của Quốc hội khóa 13(sau này có thêm Nghị quyết số 51/2017/QH14 ngày21.11.2017 của Quốc hội khóa 14và Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 18.6.2018 của Thủ tướng Chính phủ) về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã gần kề nênviệc để giáo viên tiếp cận chương trình khác trong dự kiến chương trình Giáo dục phổ thông sắp ban hành là chưa phù hợp. Do đó, TP.HCM không cấm nhưng cũng không triển khai chương trình Công nghệ giáo dục tại các trường học trên địabàn.

Tú Viên

nguyentuyet