Trung Quốc mạnh tay kỷ luật cán bộ bất tuân lãnh đạo

Quốc tế - Ngày đăng : 17:24, 31/08/2018

Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) ngày 31.8, Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) đã ban hành quy định kỷ luật đảng sửa đổi, qua đó sẽ cách chức và thậm chí khai trừ đảng đối với đảng viên không thực hiện các chỉ đạo của lãnh đạo cấp cao.

Quyđịnh kỷ luật mới có hiệu lực kể từ ngày 18.8, nêu rõ cán bộ đảng viên từ chối thực hiện các chỉ đạo của Trung ương Đảng, hoặc “người không đủ kiên quyết, đốt giai đoạn hoặc dàn xếp khi thực hiện các chỉ đạo chính trị” cũng sẽ bị kỷ luật.

Đảng viên bất trung phải bị khai trừ

Theo quyđịnh kỷ luật sửa đổi, cán bộ đảng viên không thực hiện các đường lối phát triển đất nước với sự sáng tạo, điều phối, bảo vệ môi trường, công khai và chia sẻ thì sẽ bị kỷ luật nặng hơn.

Quyđịnh cũng nhắm vào các hành xử quan liêu, như không góp ý với chính sách, hoặc tổ chức họp hành, phát tài liệu nhưng lại không chuyển các quyết định thành hành động.

Ngoài việc khắc phục thói trơ ì, làm việc lề mề của cán bộ đảng viên, quyđịnh mới còn cấm đảng viên lên tiếng phản đối các quyết sách của Trung ương Đảng, và họ khôngđược “phát tán tin đồn chính trị hoặc phá hoại tính đoàn kết của đảng. Người bất trung với đảng phải bị khai trừ”.

Đảng viên “hai mặt”- tức cán bộ công khai giả bộ thực hiện chỉ đạo nhưng lại bí mật chống lãnh đạo Trung ương Đảng -cũng sẽ bị kỷ luật.

Tuần trước, ở vai trò Chủ tịch Quân ủy trung ương (CMC), Tổng bí thư CPC Tập Cận Bình kêu gọi Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) hoàn toàn trung thành với đảng.

Còn có các quyđịnh đảng viên có tín ngưỡng tôn giáo “nên học bồi dưỡng chính trị. Sau khóa học, nếu họ vẫn chưa thay đổi tôn giáo, thì họ nên được khuyến khích ra khỏi đảng. Đảng viên nào có 'hành vi kích động'nhân danh tôn giáo thì phải bị khai trừ khỏi đảng”.

Hồi đầu tháng 8, chính phủ Trung Quốc cũng tuyên bố các cuộc “thanh tra có mục tiêu”, nhằm bảo đảm các chủ trương của Trung ương Đảng phải được chính quyền địa phương thực hiện triệt để, đặc biệt là các vấn đề quan tâm hàng đầu như giảm nghèo, ngăn chặn ô nhiễm môi trường, cổ động sáng tạo và phục hồi kinh tế nông nghiệp.

Hồi tháng 5, chính phủ có đường lối mềm hơn, tìm cách khuyến dụ cán bộ đảng viên làm việc tích cực, với một kế hoạch sẽ có khoản thưởng công, và khoan dung đối với các sai sót của họ trong lúc nỗ lực cải tổ - sáng tạo.

Theo SCMP, lãnh đạo cốt lõi của Trung Quốc, ông Tập đang chịu sức ép phải thực hiện được các lời hứa về tăng trưởng kinh tế bền vững thông qua sáng tạo, môi trường dịch vụ công (bảo hiểm xã hội, chăm sóc y tế) minh bạch hơn, vốn là những điều không thể thực hiện nếu cán bộ chính quyền địa phương không quyết tâm thực hiện.

Dùnỗ lực chứng tỏ chính quyền hiệu quả, các chính sách của trung ương thường vấp phải sự phản đối từ cấp chính quyền địa phươngnếu các chỉ đạo làm địa phương bị mất quyền lợi.

Vấn nạn “đầy tớ nhân dân” lười biếng và “tê liệt vì sợ hãi”

Theo SCMP, quyđịnh mới được đưa ra vào lúc Bắc Kinh quyết dẹp bỏ thói quan liêu trơ ì, “tê liệt vì sợ hãi”.

Tình cảnh cán bộ công chức làm việc lề mề, quan liêu giấy tờ đã trầm trọng trong các năm qua, từ khi ông Tập khởi động chiến dịch bài trừ tham nhũng “đả hổ diệt ruồi”, vốn đã xử kỷ luật hơn 1,5 triệu đảng viên, bao gồm một số đảng viên và tướng tá cấp cao.

Nhiều cán bộ địa phương vì sợ gây chú ý không cần thiết hoặc bị nghi ngờ, đã chọn tư thế “cúi đầu kín đáo”, không giải quyết các dự án hoặc hợp đồng thương mại vốn từng cần có được nhằm kích cầu tăng trưởng kinh tế và tạo ra việc làm.

Ông Trang Đức Thủy, một chuyên gia về chính quyền trong sạch (thuộc Đại học Bắc Kinh) nói: “Họ sợ bị đối thủ chính trị tố cáo với cơ quan bài trừ tham nhũng, nếu họ tiến hành các giải pháp cải tổ - phát triển”.

Tình trạng “đầy tớ nhân dân” trơ ì đã tràn lan, đến độông Bùi Mẫn Hân (một giáo sư về quản trị chính quyền tại Đại học Claremont McKenna, Mỹ) mô tả thói quan liêu ở Trung Quốc là “tê liệt vì sợ hãi”.

Nhưng Trung ương Đảng biết rõ vấn đề này. Theo SCMP, Thủ tướng Lý Khắc Cường liên tục trách mắng các cán bộtrì trệ, lề mề và lười biếng thực hiện các chỉ đạo chính trị của Bắc Kinh.

Năm 2015, có 249 cán bộ bị kỷ luật vì lười biếng, bằng chứng là họ không dám chi công quỹ, “treo” các dự án và bỏ mặc đất đai được quyhoạch cho nỗ lực phát triển, theo Tân Hoa Xã lúc đó.

Tuyên giáo trung ương CPC cũng vào cuộc, gọi sự trơ ì của cán bộ cũng là một hình thức tham nhũng, và nghiêm khắc cảnh báo đảng viên không được lười biếng, làm việc lề mề, trì trệ.

Dù vậy, nạn trơ ì vẫn kéo dài, và đó là một vấn nạn mà CPC phải đối mặtvào lúc kinh tế Trung Quốc suy giảm lại phải xử lý chiến tranh thương mại ngày càng căng thẳng với Mỹ, thị trường chứng khoán lao dốc, cùng những vụ bê bối của ngành y tế đã khiến người dân bức xúc.

Giáo sư Trang Đức Thủy ở Đại học Bắc Kinh nói nhiều cán bộ đảng viên nay không sẵn sàng đi đầu trong việc thực hiện các chỉ đạo cải tổ: “Trong quá khứ, công chức có thể sử dụng dữ liệu tăng trưởng tốt để chứng tỏ thành tích hoạt động nhằm thăng quan tiến chức. Nhưng nay, đã có sự thay đổi trong những quyđịnh thi đua đạt chỉ tiêu, khiến họ phải chịu sức ép lớn, từ đó nhiều người chọn cách xử lý mọi việc một cách thụ động”.

Vĩnh Thụy (theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng)

Trần Trí