Dân Trung Quốc tẩy chay McDonald's, Starbucks của Mỹ
Quốc tế - Ngày đăng : 08:53, 27/08/2018
Theo South China Morning Post, người Trung Quốc hiện đang chuyển sang dùng các thương hiệu bản địa thay vì dùng đồ Mỹ dotâm lý bài Mỹ đang tăng, chịutác động từ cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nước.
Trung Quốc hiện là một thị trường lớn nhất của các đế chế kinh doanh thức ăn nhanh của Mỹ như Starbucks, KFC và McDonald's. Burger King gần đây cũng công bố ý định mở rộng sự hiện diện của mình tại Trung Quốc.
"Có một nguy cơ nói chung dành cho các thương hiệu Mỹ, đặc biệt là những thương hiệu mang tính biểu tượng như Starbucks. Với việc cạnh tranh tăng, kết hợp với sự gia tăng chủ nghĩa dân tộc trong bối cảnh chiến tranh thương mại, rất có thể người tiêu dùng Trung Quốc sẽ tẩy chay McDonald's và Starbucks và thay vào đó chuyển sang dùng các thương hiệu Trung Quốc", Shaun Rein, giám đốc điều hành của China Research Research Group cho biết.
KFC là chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh lớn nhất Trung Quốc với 8.200 nhà hàng, chiếm 5,2% thị phần thức ăn nhanh nước này và đạt doanh thu 6,63 tỉ USD hồi năm ngoái. McDonald's đứng thứ 2 với 2,4% thị phần trị giá 3,14 tỉ USD và thứ tư hiện là Burger King với 0,6% thị phần, theo công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor International.
KFC chiếm mạng lưới nhà hàng lớn nhất Trung Quốcvà là thương hiệu thức ăn nhanh lớn nhất. Nó có 5,2% thị phần, trị giá 6,63 tỉUSDnăm ngoái.Trong khi đó, kể từ năm 1999 đến nay, Starbucks đã mở cửa 3.400 quán tại Trung Quốc. Công ty này có kế hoạch từ đây tới năm 2022 sẽ mỗi năm mở 600 quán tại Trung Quốc, nhằm tăng doanh thu lên gấp 3.
Tuy nhiên, theo South China Morning Post thì doanh số bán hàng của các đại gia Mỹ đã bị chững lại trong thời gian gần đây, khi mà nhiều chuỗi cửa hàng Trung Quốc ra đời.
Trong quý 2 năm nay, doanh số bán hàng tại cửa hàng của Starbucks giảm 2%, so với mức tăng 7% một năm trước đó. Pizza Hut và KFC cũng đang sụt giảm doanh thu, khi mà khách hàng trẻ tuổi tại Trung Quốc quay sang dùng hàng nội địa, theo theo Bloomberg.
Theo các chuyên gia, người tiêu dùng Trung Quốc hiện đang tăng cao tinh thần dân tộc và quyết định chuyển sang dùng hàng nội địa, tẩy chay hàng nước ngoài.
"Việc tăng cường tính tự hào dân tộc là yếu tố quan trọng trong việc các thương hiệu Trung Quốc phát triển mạnh. Trong năm 2017, 90% tăng trưởng doanh thu từ ngành dịch vụ ăn uống là do các thương hiệu địa phương", Jason Yu, tổng giám đốc của công ty nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel Greater China cho biết.
Thiên Hà (theo South China Moring Post)