Miếng dán sử dụng men thực phẩm để đo độ phóng xạ nguy hiểm
Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 13:54, 11/08/2018
Theo tạp chí Advanced Biosystems, các nhà khoa học Mỹ đã phát triển một miếng dán có thể đo lượng phóng xạ trong các phòng chụp X-quang. Thiết bị được làm bằng loại giấy vẫn được dùng để bọc thực phẩm khi bảo quản ở tủ đông lạnh, còn bộ chỉ báo mức độ bức xạ phóng xạ sẽ là nấm men thông thường saccharomyces cerevisiae. Đây là một loài nấm men được biết đến nhiều nhất có trong bánh mì nên thường gọi là men bánh mì, một loại vi sinh vật thuộc chi Saccharomyces lớp Ascomycetes ngành nấm.
Được biếtmặc dù đã có các biện pháp bảo vệ, các bác sĩ chụp X-quang đều có nguy cơ bị nhiễm một liều phóng xạ nguy hiểm tại nơi làm việc. Vì vậy, họ phải mangtúimáy đo liều bức xạ cá nhân phát tín hiệu động báo trong trường hợp mức bức xạ vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
Thông thường, thiết bị phải được mang theo người trong vài tháng và phải đăng ký theo định kỳ. Naycác nhà khoa học ở Đại học Purdue (Mỹ)đã tìm ra cách để đơn giản hóa quá trình này - bây giờ các bác sĩ có thể chỉ dán một miếng nhỏ trên cơ thể để biết khi nào nồng độ bức xạ trở nên nguy hiểm.
Các nhà khoa học đã sử dụng men thực phẩm thông thường saccharomyces cerevisiae để làm cơ sở của miếng dán. Số là loài nấm đơn bào này phản ứng rất nhạy với bức xạ, liều càng cao thì càng có nhiều tế bào nấm men chết. Theo đó, để đo mức bức xạ bức xạ, cần phải hiểu có bao nhiêu tế bào nấm men còn sống trong miếng dán.
Để làm điều này, các nhà khoa học đã sử dụng một đặc tính khác của nấm men là quá trình lên men. Quá trình này có thể được kích hoạt bằng cách thêm một giọt nước vào các tế bào nấm còn sống sót. Khi đó, các phân tử carbon dioxide được giải phóng và cùng với chúng là các ion - hạt tích điện được hình thành. Kết quả của quá trình này, độ dẫn điện của miếng dán thay đổi và điều này có thể dễ dàng đo được.
Như vậy, khi biết một số vi khuẩn nhất định thay đổi độ dẫn điện của miếng dán, có thể tính được số lượng vi khuẩn còn sống. Điều này sẽ giúp hiểu rõ mức độ bức xạ mà vi khuẩn trên miếng dán và người mang miếng dán phải chịu tác động phơi nhiễm.
Ở giai đoạn nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, để đo được những chỉ dấu trên, cần phải bóc miếng dán khỏi da người đeo và kết nối các điện cực với nó. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đang cải thiện để miếng dán thân thiện với người dùng hơn. Trong tương lai, miếng dán sẽ có thể giao tiếp không dây với điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng và truyền đến các thiết bị này dữ liệu về mức độ bức xạ. Các máy dò được cài trong miếng dán sẽ đo độ dẫn điện của chúng và thông báo cho người dùng về nồng độ bức xạ nguy hiểm.
Vũ Trung Hương