Vì sao Đại học Y Tokyo muốn loại bỏ thí sinh nữ?
Quốc tế - Ngày đăng : 14:58, 05/08/2018
Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nhật Bản ngày 3.8 đã phải lên tiếng chỉ trích việc tổ chức gian lận thi cử trong Đại học Tokyo, một vết nhơ mới trong nền giáo dục nhật.
"Chúng tôi đang yêu cầu (Đại học Y Tokyo) điều tra những cáo buộc càng sớm càng tốt", ông Yoshimasa Hayashi cho biết trong một cuộc họp báo hôm 3.8.
"Chúng tôi sẽ chờ báo cáo của họ rồi mới đưa ra phản hồi chính thức. Nhìn chung, việc phân biệt đối xử bất hợp pháp với phụ nữ là điều không thể chấp nhận được", ông Hayashi nói thêm.
Thông tin tố cáo Đại học Y Tokyo được đăng tải lần đầu hôm 2.8 trên tờ báo địa phương Yomiuri Shimbun.
Theo thông tin này, trường đại học danh giá của Nhật Bản đã bắt đầu cố tình giảm điểm thi đầu vào của các nữ thí sinh từ năm 2011, nhằm loại bỏ họ.
Theo một nguồn tin giấu tên trong trường, việc gian lận này được thực hiện vì nhà trường tin rằng các bác sĩ nữ sẽ bỏ nghề khikết hôn và sinh con.
Theo Yomiuri Shimbun, năm 2010 số thí sinh đậu vào trường Đại học Y Tokyo có 40% là nữ. Nhưng kể từ năm 2011, con số này giảm xuống chỉ còn 30%, theo nguồn tin giấu tên của tờ báo. Con số này thậm chí còn thấp hơn một cách nghiêm trọng trong năm nay khi có tới 39% ứng viên là nữ nhưng chỉ có 18% thí sinh trúng tuyển là nữ, theo Đại học Y Tokyo.
"Chúng tôi đang điều tra để xác minh rằng có chuyện như vậy diễn ra. Chúng tôi sẽ tổ chức họp báo khi có kết luận cuối cùng, hiện chưa biết khi nào thì điều đó sẽ diễn ra", một phát ngôn viên của Đại học Y Tokyo nói với CNN.
Dù chưa có kết luận cuối cùng, nhưng tin tức này nhanh chóng tạo ra sự phẫn nộ trên mạng xã hội cũng như trong cộng đồng y khoa Nhật Bản.
Yoshiko Maeda, Chủ tịch Hội Phụ nữ ngành Y Nhật Bản chỉ trích: "Hoàn toàn không thể chấp nhận được việc sinh viên nữ bị tước đi cơ hội học tậpchỉ vì họ là nữ".
Bà Meada nói rằng bà tin chuyện này là phổ biến tại Nhật Bản, do các trường không đăng tải công khai điểm thi, việc tuyển sinh được thực hiện "trong hộp đen" ngoài tầm kiểm soát của công chúng.
"Cách làm này là lỗi thời và rất có vấn đề, chúng ta không được giữ im lặng mãi", bà Meada nói. "Nhưng đây cũng là điều tốt khi chúng ta có một cơ hội để nhìn vào hộp đen và đâm một con dao vào những hành vi sai trái".
Vụ việc này càngnghiêm trọng hơn khi trước đó tại Nhật đã phát hiệnviệc mua bán điểm để đậu vào đại học của con một quan chức Bộ giáo dục nước này.
Thiên Hà (theo CNN)