Bầu Đệ không ham bóng đá
Chân dung và đối thoại - Ngày đăng : 17:24, 15/12/2013
"Thực sự thì tôi không mê bóng đá và chưa bao giờ nghĩ đến việc kiếm tiền từ lĩnh vực này. Tôi đến với bóng đá như hiện nay vì muốn lấy lại danh dự và khơi dậy truyền thống bóng đá Thanh Hóa", Chủ tịch Tổng Công ty Cổ phần Hợp Lực - Chủ tịch Câu lạc bộ Bóng đá Thanh Hóa, ông Nguyễn Văn Đệ chia sẻ.
Mục tiêu ban đầu của tôi là cầm hộ đội bóng trong 1 năm và không hề có tư tưởng làm bóng đá lâu dài. Nói thật nhiều lần tôi muốn nghỉ và trả lại đội bóng cho tỉnh mà không được. Năm nay là mùa bóng thứ 4 mà tôi vẫn chưa thể bàn giao lại và phải tiếp tục nhận quản lý đội bóng.
Tôi từ chối vì cảm thấy không đủ khả năng. Tôi còn xây trường học, bệnh viện thì lấy đâu ra tiền làm bóng đá và tôi cũng không có nhu cầu quảng bá thương hiệu. Nhưng lãnh đạo tỉnh bảo tôi làm vì tỉnh, vì tôi là Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Thanh Hóa, có tiếng nói trong cộng đồng doanh nghiệp và vì danh dự của tỉnh nhà.
Ông nghĩ cơ hội kinh doanh từ bóng đá tại Việt Nam sẽ như thế nào trong thời gian tới?
Từng có nhiều năm làm việc trong ngành công an, điều gì khiến ông quyết định dấn thân vào kinh doanh sau khi rời ngành này, vào thời điểm gần tuổi 50?
Sau 25 năm làm trong ngành công an, tôi coi như đã hoàn thành một nhiệm vụ rất quan trọng được Đảng và Nhà nước giao cho. Tôi nghỉ hưu và từ đó đến nay vẫn nhận lương hưu chế độ của Nhà nước.
Nghỉ hưu nhưng thấy mình còn ở giai đoạn sung sức và chín chắn, nhìn lên thấy đất nước đang đổi mới rồi nhìn lại thực trạng kinh tế tỉnh nhà, tôi nhận ra có rất nhiều việc cần chung tay làm. Vì thế, tôi bắt đầu kinh doanh từ năm 2002.
Ông thường làm gì trước mỗi lần đối đầu với thử thách hay "rào cản"?
Hợp tác xã những ngày đầu hoạt động rất khó khăn, một phần do cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước theo không kịp hoạt động của doanh nghiệp.
Do chưa có văn phòng và bãi đỗ cho 25 đầu xe, tôi thuê miếng đất bỏ hoang của một công ty thực phẩm - nơi trước đó bọn lưu manh, trộm cắp chọn làm địa điểm tập kết hằng đêm. Khi làm bãi xe, giới giang hồ luôn gây khó khăn và tìm cách phá hoại.
Sau đó 1 năm, số lượng đầu xe tăng lên gần 80 chiếc, miếng đất trở nên chật hẹp. Tôi tiếp tục chuyển sang nơi rộng hơn nhưng chỉ được 5 năm thì tỉnh quy hoạch, thu hồi làm chợ. Liên tục bị phá hoại và thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc khiến hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Nhưng với ý chí của người lính, tôi phải tìm cách vượt qua.
Năm 2004, khi quỹ đất dành cho vận tải có xu hướng bị thu hẹp, tôi quyết định rút dần khỏi lĩnh vực này và chuyển hướng sang kế hoạch xây dựng bệnh viện phục vụ nhân dân trong tỉnh. Khi mới làm, bệnh viện chỉ có 100 giường và thiếu thốn đủ bề. Cùng với đó, là sự cản trở và không đồng thuận của một số cán bộ quản lý nhà nước, đặc biệt là trong ngành y.
Vì sao ông lần lượt đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh vốn rất khó như vận tải, bệnh viện...?
Để tới được thành công, chúng tôi cũng còn cần rất nhiều nghị lực để vượt qua những điều tưởng không qua được. Công bằng mà nói là nhờ cả "ông trời" hỗ trợ. Nghị lực của tôi có lẽ một phần được tôi luyện từ khi còn làm công an, kết hợp với sự va đập trên trường đời sau khi rời ngành.
Trong hoạt động của mình, tôi không ngờ lúc nghỉ hưu còn nặng gánh hơn khi còn công tác. Ngoài việc lo cho doanh nghiệp cho hàng nghìn người lao động, tôi thấy bản thân mình còn phải có trách nhiệm với xã hội. Bởi thế, bằng khả năng, tôi đã kêu gọi để gây quỹ an ninh trật tự nhằm khuyến khích người dân tố giác và bắt tội phạm tại địa phương.
Doanh nghiệp riêng của tôi luôn gắn liền với mục tiêu phục vụ xã hội và gần như không mang lại lợi nhuận. Tôi có kinh doanh nhưng không theo mục tiêu lợi nhuận, như bệnh viện để chăm sóc sức khỏe người dân, trường trung cấp y dược để trồng người, vận tải đưa hàng hóa cho người dân, công ty dược là chăm sóc sức khỏe. Ngoài ra, tôi còn làm cho đội bóng tỉnh nhà.
Cùng lúc làm nhiều việc, ông sắp xếp thời gian như thế nào?
Gia đình chia sẻ cùng ông như thế nào trong quá trình kinh doanh?
Thời điểm bắt đầu lao vào thương trường, vợ và gia đình không đồng ý và luôn tìm cách ngăn cản. Tuy nhiên, sau một năm quyết tâm làm việc, thì gia đình bắt đầu ủng hộ. Giờ, vợ tôi rất chia sẻ thông cảm và cùng tham gia quản lý, bà đang là trưởng ban kiểm soát của Hợp Lực.