Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều được trao giải thưởng văn chương danh giá của Hàn Quốc
Văn hóa - Ngày đăng : 07:14, 17/07/2018
Changwon KC International Literary Prize(Giải thưởng văn học quốc tế Changwon)là một giải văn học danh giá của Hàn Quốc nhằm tôn vinh những nhà văn, nhà thơ của Hàn Quốc và người nước ngoài đã có những đóng góp cho văn học thế giới.
Giải thưởng văn học Hàn Quốc Changwon KC International Literary Prizenăm 2018 đã vinh danh nhà thơ Nguyễn Quang Thiều của Việt Nam.
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều xác nhận ông đã nhận được thông tin này từ BTC. Ông cho biết giải thưởng quốc tế nàyđược xem như là sự ghi nhận của giới văn học nước ngoài đốivới thơ ca của ông nói riêng, thơ ca Việt Nam nói chung. Và từ giải thưởng này có thể thấy sự quan tâm về thi ca trên thế giới chưa hề giảm, nỗ lực của thơ ca vẫn được chú ý và ghi nhận. Đây cũng là dịp để văn học Việt Nam - Hàn Quốc giao lưu và có cơ hội được hiểu nhau hơn.
Nguyễn Quang Thiều, (thứ 4 từ phải sang)tiếp gia đình nhà thơ Mỹ Kevin Bowen nhân dịp ông sang Việt Nam nhận Giải thưởng văn hóaPhan Chu Trinh tạiTP.HCM vào tháng3.2011 - Ảnh: Hội NV TP.HCM
Theo quy định, giảithưởng văn học quốc tếHàn Quốc Changwon KC chỉ được trao cho những nhà văn có độ tuổi 50 - 65 với những cống hiến, đóng góp sáng tạo văn học nghệ thuật không chỉ tại Hàn Quốc mà còn vươn rộng ra bên ngoài. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều của Việt Nam hội đủ những tiêu chíđó.Ông cũng là một trong những người đầu tiên đưa văn học Hàn Quốc đến với Việt Nam qua việc ông từng giới thiệu tác phẩm của 5 tác giả Hàn Quốc với độc giả người Việt.
Giải thưởngChangwon KC iIternational lLterary Prizeđã từng được trao cho các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng trên thế giới nhưChritoper Merrill và Tracy K.Smith của Mỹ, Bắc Đảocủa Trung Quốc, Claude Mouchard của Pháp…
Lễ trao giải Changwon KC sẽ được tổ chức vào tháng 9 tới. Người được trao giải nhận được phần thưởng trị giá 5.000 USD.
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều sinh ngày 13.2.1957 tại làng Chùa, xã Sơn Công, huyện Ứng Hoà, tỉnh Hà Tây, nay thuộc Hà Nội; hiện sống tại thành phố Hà Đông.
Ông đi học đại học tại Cuba, sau khi tốt nghiệp về nướclàmviệc chotuần báo Văn Nghệ, Tuần Việt Nam. Hiện ông là Ủyviên Hội đồng thơ,Phó Chủ tịch,Trưởng ban Sáng tác, Giám đốc Trung tâm Dịch thuật văn học Hội Nhà văn Việt Nam.Ngoài ra, ông còn là Phó Tổng thư ký thứ nhất Hội Nhà văn Á - Phi và Mỹ Latinh.
Ông bắtđầu viết văn từ năm 1983, Nguyễn Quang Thiều là cây bút đa năng và sung sức, xuất hiện thường xuyên trên văn đàn, báo chí. Ông nhanh chóng nổi lên như một nhà thơ trẻ cách tân hàng đầu thế hệ mình. Bên cạnh thơ, Nguyễn Quang Thiều cũng ghi dấu ấn về văn xuôi, tiểu luận, dịch thuật và góp phần quan trọng quảng bá văn học Việt Nam ra thế giới.
Ngoài ra, Nguyễn Quang Thiều còn viết kịch bản sân khấu, kịch bản điện ảnh và và hơn 500 bài báo, bút ký, ghi chép, tiểu luận… với các bút danh như Trực Ngôn, Vương Thảo, Hạnh Nguyên, Hoàng Lê…
Thơ và truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều đã được in thành sách và được giới thiệu trên các tạp chí và báo ở các nước như Mỹ, Pháp, Nga, Úc, Ireland, Nhật, Hàn Quốc, Venezuela, Colombia, Na Uy, ThụyĐiển, Malaysia, Thái Lan…
Từ ngày 10.5.2017, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều còn được bổ nhiệm làm Giám đốc kiêm Tổng biên tập NXB Hội Nhà văn.
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều từng nhận giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1993 cho tập thơSự mất ngủ của lửa. Giải thưởng Final cho tập thơNhững người đàn bà gánh nước sông -The Women Carry River Watercủa The National Literary Translators Association of America năm 1998.
Quan niệm văn học:
- Tôi viết rất nhiều thể loại như truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch sân khấu, kịch bản phim, tiểu luận, báo chí… Nhưng thơ ca là nơi duy nhất để tôi giải phóng tôi và để tôi trú ẩn. Một điều tôi muốn nói đến là: có thể những bài thơ cụ thể nào đó không cứu rỗi được thế giới nhưng những gì mang tinh thần của thi ca đã và đang cứu rỗi thế giới.
- Điều quan trọng nhất của thơ là tạo ra sự ám ảnh và điều tệ hại nhất là thiếu trí tưởng tượng.
- Hãy sống, hãy mơ ước và sáng tạo không ngưng nghỉ trong im lặng nếu không có lý do để than thở. Khi nhà văn sống đến từng nào thì họ sẽ viết đến từng đó.