Mua vàng ngày vía thần Tài: Truyền thống hay chiêu trò bán hàng?
Kinh tế - đầu tư - dự án - Ngày đăng : 08:57, 26/02/2018
Hôm qua 25.2 nhằm ngày mùng 10 tháng giêng năm Mậu Tuất, theo dân gian gọi là ngày vía thần Tài. Trong ngày này, giá vàng bị đẩy lên cao một cách phi lý, song khách hàng vẫn cố sống cố chết mua bằng được vàng, đặc biệt là tại thị trường miền Bắc (trọng tâm ở thủ đô Hà Nội).
Trả lời báo chí, một số nhà nghiên cứu văn hóa đều cho rằngkhông có một tài liệu nào cho thấynếu mua vàng vào ngày vía thần Tài thì sẽ gặp may mắn cả năm cả. Phó chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam Trần Hữu Sơn cho biếtngày thần Tài là một tín ngưỡng thờ cúng thần của dân tộc Việttừ xa xưa, trong đó có phần chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc. Hiện chưa có tài liệu nào chứng minh việc mua vàng ngày nàysẽ đem lại may mắn và cả năm được sung túc. Đây chỉ là quan niệm dân gian và được truyền miệng cho nhau.
Đến 5 giờ chiều ngày 25.2 tức là khi gần như kết thúc một ngày giao dịch sôi nổi, trao đổi với PV Tiền Phong, bà Trần Như My - Giám đốc Kinh doanh vàng Tập đoàn Doji cho biết: “Năm nay, chúng tôi tăng 50% sản phẩm vàng các loại so với năm ngoái. Tuy nhiên, đến cuối giờ chiều ngày vía Thần tài, công ty vẫn đang cung ứng thêm số lượng vàng lớn. Ngày hôm nay chúng tôi sẽ phục vụ cho đến vị khách cuối cùng không kể giờ giấc nên số lượng bán ra sẽ tăng lên nữa”.
Đại diện Công tyVàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu thì khẳng địnhđã chuẩn bị lượng hàng nhiều gấp 2-3 lần năm trước cho ngày được gọi là vía thần Tài năm nay. Và đến cuối giờ chiều 25.2, con số lượng vàng được bán ra vẫn không ngừng tăng nên chưa thể thống kê chính xác con số chính xác trong ngày.
Theo ông Trần Quốc Quýnh -Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, hầu hết các cửa hàng vàng trong ngày này đều bán ra với số lượng vàng lớn, doanh số cao. Đặc biệt, lợi nhuận doanh nghiệp vàng cũng được nhìn nhận là khả quanvì phần lớn đến từ khoản chênh lệch giá giữa việc mua vào bán ra (trong ngày thần Tài năm 2018 có nơi nới độ chênh mua bán lên 700.000 - 800.000 đồng/lượng).
Trước hiện tượng người dân đổ xô mua vàng ngày Thần tài bất chấp giá tăng, nhiều người dậy từ sáng sớm chen nhau xếp hàng hoặc lặn lội từ vùng sâu vùng xa ôm bọc tiền xuống Hà Nội mua cho được, GS. Lương Ngọc Huỳnh nói với Tiền Phongrằng: “Quảng bá mua vàng ngày vía thần Tài là chiêu trò của người kinh doanh, người mua chẳng thấy phát tài đâu nhưng người bán thì phát ngay hôm mùng 10 khi thu được món lợi kha khá”.
TS Bùi Quang Tín cũng nhận địnhviệc mua vàng không phải là luôn luôn cần thiết trong ngày thần Tài để có sự may mắn và tài lộc. Bên cạnh đó ông nhắn nhủ việc mua vàng trong ngày thần Tài chỉ nên dừng ở mức độ vừa phải và chỉ nên dùng tiền của mình để mua hơn là vay mượn của bạn bè hay người thân. Sản phẩm nên mua có thể là vàng nữ trang 24K, 18K hay là các miếng vàng thần tài của các thương hiệu vàng có uy tín. Bởi vìngoài việc cầu sự may mắn, người dân vẫn có thể dùng làm vàng trang sức khi đi làm, tham dự hội nghị, đám cưới…
Có nhất định phải mua vàng trong ngày này?
Ngày vía Thần Tài xuất phát từ tích xưa, trong một lần đi chơi uống rượu, Thần Tài không may bị rơi xuống trần gian, đầu va vào đá mất trí nhớ.
Quần áo lại bị kẻ gian lấy đi mất, Thần Tài lang thang xin ăn, đến nhà kinh doanh vịt, gà, heo quay rất ế ẩm, thấy người lang thang, chủ quán mang đồ ra mời.
Thần Tài thích món này và ăn rất nhiều, chẳng ngờ từ lúc Thần Tài vào quán, khách đến nườm nượp. Chủ quán thấy vậy nên ngày nào cũng mời Thần Tài đến ăn.
Được một thời gian, chủ quán thấy Thần Tài chẳng làm gì mà chỉ ăn, thân thể không tắm rửa bao giờ nên lo khách thấy sẽ sợ, chủ quán liền đuổi khéo đi. Từ hôm đó quán lại vắng vẻ, ế ẩm như cũ.
Thần Tài được người dân quanh đó dẫn đi mua quần áo, đến cửa hàng, thần tài nhìn thấy bộ quần áo mà kẻ gian bán đi của ông, liền nhớ lại mọi chuyện và vội mặc quần áo bay về trời. Hôm đó đúng ngày mùng 10 tháng Giêng Âm lịch.
Vì vậy, người xưa lấy ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm là ngày vía Thần Tài.