Mỹ - Hàn chuẩn bị tái tập trận chung, Triều Tiên lại phản ứng
Quốc tế - Ngày đăng : 14:00, 20/02/2018
Quân đội Mỹ - Hàn thường tổ chức các cuộc tập trận Chìa khóa kiên quyết trong tháng 3 và Đại bàng non trong tháng 4, với sự tham gia của 17.000 quân Mỹ và hơn 300.000 quân Hàn Quốc.
CHDCND Triều Tiên cáo buộc các cuộc tập trận này nhằm chuẩn bị xâm lược Triều Tiên, và phản ứng bằng những cuộc phóng thử tên lửa hồi năm 2017. Hồi tháng 2, Bình Nhưỡng cảnh cáo Triều Tiên sẽ không ngồi yênnếu Mỹ - Hàn vẫn tổ chức tập trận chung.
Hai chính phủ Mỹ - Hàn đã đồng ý cuộc tập trận chung diễn rasau ngày 25.2 tới, là ngày bế mạc Olympic mùa đông 2018 ở Pyeongchang (Hàn Quốc), với mục tiêu có được một sự kiện thể thao diễn ra trong không khí hòa bình.
Từ sau quyết định hoãn cuộc tập trận, Bình Nhưỡng đồng ý cuộc đối thoại chính thức đầu tiên với Hàn Quốc từ hơn 2 năm quavào lúc Mỹ - Triều căng thẳng về chương trình hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng. Trong các cuộc đàm phán, Triều Tiên đồng ý cử dàn văn công, đoàn cổ vũ và đoàn thể thao tham dự Olympic 2018.
Hàn Quốc cũng đề xuất ý tưởng Hàn - Triều đồng tổ chức Đại hội thể thao châu Á 2012 (Asian Games) ở tỉnh Gangwon (Hàn Quốc). Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc dẫn lời một quan chức Triều Tiên nói có thể Bình Nhưỡng đồng ý với ý tưởng này.Ông Chang-ung, đại diện Triều Tiên ở Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) nói Triều Tiên cũng có thể dành khu nghỉ dưỡng trượt tuyết Masikryong (Triều Tiên) để tổ chức Asian Games 2021 vốn chưa chọn thành phố đăng cai tổ chức.
Ông Chang trên đường về Triều Tiên đã nói chuyện với phóng viên Yonhap ở sân bay Bắc Kinh (Trung Quốc) rằng sẽ dễ cho Triều - Hàn đồng tổ chức Asian Games 2021, vì không có nhiều sự cạnh tranh với hai miền.
Theo báo Washington Times ngày 19.2, Triều Tiên nhanh chóng từ bỏ tinh thần hòa giải có được từ Olympic 2018, một lần nữa dọa nạt chuyện Mỹ - Hàn tính nối lại các cuộc tập trận chung.
Hãng thông tấn KCNA tuyên bố việc nối lại tập trận chung tiếp tục là “hành động khiêu khích những nỗ lực tích cực của CHDCND Triều Tiên và sự phấn khởi của cộng đồng quốc tế trong việc hạ nhiệt căng thẳng và tạo nên một môi trường hòa bình”.Tuyên bố còn nêu các cuộc tập trận của Mỹ sẽ gây nguy hại cho thiện chí Triều - Hàn đạt đến hòa giải trên bán đảo Triều Tiên.
Trong khi đó,báoGuardian ngày 20.2 dẫn lời cựu đô đốc hải quân Mỹ Dennis Blair cảnh báo chính phủ Tổng thống Mỹ Donald Trump chớ nên tiến hành tấn công phủ đầu Triều Tiên, vì đó là một chiến lược rất nguy hiểm và không thể lường trước hậu quả nghiêm trọng của kế hoạch này.
Vị cựu Giám đốc tình báo quốc gia (DNI, từ năm 2009 đến giữa năm 2010) nói Mỹ cần sẵn sàng phản ứng quân sựnếu Triều Tiên tấn công Mỹ hoặc đồng minh trong khu vực, “nhưng không nên đánh trước, rất nguy hiểm và không thể lường trước”.
Ông Blair còn cảnh báo rất khó hủy diệt vũ khí hạt nhân của Triều Tiên: “Họ có nhiều hầm và vì khó lấy được tin tình báo, tôi không nghĩ một cuộc tấn công quân sự Mỹ - Hàn vào Triều Tiên sẽ xóa bỏ hoàn toàn khả năng hạt nhân của họ, và rồi quí vị sẽ khiến họ không chỉ có khả năng hạt nhânmà họ còn có thêm lý do để tức giận”.
Theo Guardian, những đồn đoán Mỹ sẽ tấn công phủ đầu Triều Tiên càng tăng hồi tháng 1khi Giáo sư đại học Victor Cha bị ông Trump hủy chọn làm Đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc. Ông Cha đã nói vài quan chức Mỹ gợi ý đánh phủ đầu để phô trương sức mạnh Mỹ, nhưng ông cảnh cáo những nguy cơ làm bùng nổ chiến tranh lớn giữa Mỹ -Triều.
Chính phủ Mỹ đã phủ nhận chiến lược đánh phủ đầu. Ông Blair ủng hộ tăng cường chiến dịch tuyên truyền nhằm vào Triều Tiên để chống chương trình tuyên truyền của lãnh đạo Kim Jong-un. Ông nói mục tiêu là cắt mối liên lạc giữalãnh đạo nước này với giới quyền thế.
Vị cựu đô đốc nói: “Chúng tôi chưa thực sự cố gắng hết mình với vũ khí tốt nhất mà chúng tôi có, và nó ít nguy hiểm hơn là xâm lược Triều Tiên hoặc cố gắng đánh bom chương trình hạt nhân của họ”.
Bảo Vĩnh (theo Reuters)