Mỹ có thể chế tạo thành công thận nhân tạo
Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 17:44, 10/10/2017
Theo Wired,ôngShuvo Roy, giáo sư dược phẩm thuộcĐại học California tại San Francisco và William Fissel, chuyên gia thận học tại Trung tâm Ytế thuộcĐại học Vanderbilt ở Tennessee (Mỹ)đã được Cơ quan kiểm soát thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép phát triển thận nhân tạo. Điều này sẽ cho phép họ bắt đầu thử nghiệm lâm sàng thiết bị vào đầu năm 2018.
Nhiệm vụ chính của các nhà khoa học là khắc phục tình trạng thiết bị cấy ghép bị cơ thể đào thải, vì vậy, họ đã chọn silicon làm chất liệu chính cho thận. Các bộ lọc silicon có thể giữ cho các tế bào miễn dịch của cơ thể được tách riêng ra biệt lập so với các tế bào của thận nhân tạo và chỉ cho muối và nước đi qua.
Các bộ lọc liên kết với các tế bào sống của thận được nuôi cấy trong một lồng ấp sinh học và được đặt trong một khoang đóng kín kết nối với hệ tuần hoàn và bàng quang. Do đó, thiết bị không yêu cầu sự hiện diện của các ống dẫn ở bên ngoài và bệnh nhân có thể sinh hoạt bình thường sau khi cấy ghép.
Các quan chức FDA trong 2 năm đã tiến hành nghiên cứu tiền lâm sàng với thận nhân tạo trên lợn và đã thu được những kết quả tốt. Vào tháng 4năm nay, họ chấp thuận các thử nghiệm lâm sàng để cấy ghép trên người.
Các nhà khoa học tin rằng thiết bị sẽ cho phép những bệnh nhân bị suy thận nặng từ bỏ thủ thuật lọc máu gây mệt mỏi và giải quyết được tình trạng khan hiếm thận cấy ghép, bởi hiện nay cứ 6 bệnh nhân trong danh sách chờ đợi cấy ghép mới có 1 quả thận hiến.
Ngoài thận, các nhà khoa học Mỹ cũng đã phát triển thành công phổi nhân tạo. Một nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học Columbia đã phát triển phức hợp (matrix) phổi chức năng đầu tiên, giữ được hệ thống tuần hoàn của các mô. Thành tựu này có thể thay đổi đáng kể phương pháp điều trị các bệnh về bệnh phổi.
Vũ Trung Hương