Bangladesh hối Myamar đem người tị nạn Rohingya về nước
Quốc tế - Ngày đăng : 16:05, 02/10/2017
Một quan chức Bộ Ngoại giao Bangladesh cho biết: Bangladesh sẽ chú ý 5 đề nghị trong cuộc nói chuyện hôm 2.10 tại thủ đô Dhaka của nước này, đặc biệt về khả năng người tị nạn trở về Myanmar bền vững. Ông còn cho biết: “Chúng tôi không nghĩ cuộc khủng hoảng sẽ được giải quyết qua chỉ một cuộc họp”.
Quan chức này giấu tên vì không được phép nói chuyện với báo chí về cuộc gặp đại diện chính phủ Myanmar là ông Kyaw Tint Swe.
Liên Hiệp Quốc đã gọi cuộc chạy giặc của 507.000 người tộc Rohingya theo đạo Hồi từ ngày 25.8 là “vụ tị nạn khẩn cấp tiến triển nhanh nhất thế giới”, và cáo buộc Myanmar với đa số dân theo đạo Phật đang tiến hành ‘thanh trừng sắc tộc’ chống lại cộng đồng Rohingya thiểu số.
Trước cuộc chạy giặc, đã có 300.000 người Rohingya tị nạn ở Bangladesh.
Myanmar phủ nhận cáo buộc. Quân đội nước này đã mở cuộc tấn công ở phía bắc bang Rakhine để trả đũa những cuộc tấn công có điều phối của lực lượng nổi dậy Đội quân cứu tế Arakan Rohingya (ARSA). Lực lượng này đã tấn công vào 30 đồn cảnh sát và 1 căn cứ quân đội ngày 25.8.
Chính phủ Myanmar qui trách nhiệm cho ARSA tấn công dân thường, đốt cháy rụi hơn một nửa trong 400 làng của người Rohingya ở phía bắc bang Rakhine.Myanmar nói hơn 500 người thiệt mạng trong vụ bạo lực gần đây nhất, đa số là các tay súng ARSA. Lực lượng này phủ nhận mọi cáo buộc.
Từ hàng chục năm qua, đã có sự căng thẳng giữa tín đồ Phật giáo với tộc người Rohingya. Tộc này không được công nhận là côngdân Myanmar, bị xếp là di dân trái phép dù tộc này tuyên bố có nguồn cội ở bangRakhine từ nhiều thế kỷ trước.
Tuần trước, Mỹ kịch liệt chỉ trích chính quyền Myanmar về cuộc khủng hoảng tị nạn, kêu gọi các nước không cung cấp vũ khí cho quân đội Myanmar nhưng Mỹ không dọa sẽ tái áp đặt lệnh cấm vận (đã được tạm ngưng áp dụng dưới thời Tổng thống Barack Obama).
Ngày 2.10, dự kiến có cuộc biểu tình chống phương tây sức ép ở Yangon, thành phố lớn nhất của Myanmar.
Thủ tướng Sheikh Hasina của Bangladesh đã kêu gọi chấm dứt chiến tranh, lập các vùng an toàn ở Myanmar để người tị nạn có thể quay về. Bà cũng kêu gọi Ủy ban tìm kiếm sự thật LHQ đến Myanmarvà kêu gọi Myanmar tuân thủ các yêu cầu giải quyết những vấn nạn ở bang Rakhine. Các yêu cầu này do một nhóm chuyên viên lập. Đứng đầu là cựu Tổng thư ký LHQ Kofi Annan.
Myanmar không chấp nhận đón đoàn tìm hiểu sự thật LHQ nhưng năm ngoáibà Suu Kyi chọn ông Annan dẫn đầu nhóm cố vấn và đưa ra những giải pháp.
Ủy ban này đã có tài liệu trình những kiến nghị ngày 24.8gồm xem xét lại một bộ luật kết nối quyền công dân với sắc tộc đã khiến nhiều người Rohingya bị xếp vào diện không có tổ quốc.
Ủy ban cũng đề nghị chính phủ Myanmar qui trách nhiệm với những người vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, bảo đảm quyền tự do di chuyển cho toàn bộ công dân bang Rakhinevà đầu tư vào cơ sở hạ tầng như điện đường, nguồn nước sinh hoạt và tạo quyền tiếp cận internetđể giúp dân bang này thoát nghèo.
Trong bài diễn văn toàn quốc hồi tháng 8, bà Suu Kyi nói sẽ thực hiện những đề nghị này.
Bích Ngọc (theo Reuters)