Hàn Quốc muốn Mỹ đưa ‘tài sản quân sự chiến lược’ đến bán đảo Triều Tiên
Quốc tế - Ngày đăng : 12:26, 28/09/2017
Cố vấn Chung Eui-yong là lãnh đạo Cơ quan an ninh quốc gia ở Seoul, nói trước các nhà lãnh đạo Hàn Quốc: việc dàn khí tài quân sự Mỹ có thể bắt đầu từ cuối năm nay, để giúp Hàn Quốc phòng thủ.
Theo hãng tin Yonhap, ông Chung giải trình như vậy sau khi bị hỏi phải chăng có sự "rạn vỡ"trong quan hệ đồng minh Hàn - Mỹ.
Ông không nói rõ Mỹ sẽ chuyển đến phần cứng quân sự nào. Trong cuộc tranh luận về phòng thủ của Hàn Quốc, "tài sản quân sự chiến lược"của Mỹ có thể dùng để chỉ tàu sân bay, tàungầm chạy bằng hạt nhân, máy bay ném bom hạng nặng, chiến đấu cơ và kể cả các hệ thống phòng thủ tên lửa,
Lầu Năm Góc từ chối bình luậnviệctriển khai quân sự quanh bán đảo Triều Tiên từ chuyện khẩu chiến ầm ĩ giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Đến ngày 25.9, Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho tuyên bố ông Trump đã “tuyên chiến"với Bình Nhưỡng, khi viết Twitter rằng lãnh đạo Triều Tiên "sẽ không còn có thể quanh quẩn lâu hơn nữa”.
Ngoại trưởng Ri cũng nói Triều Tiên có quyền bắn hạ máy bay ném bom Mỹ, dù chúng còn trong không phận quốc tế.
Ngày 22.9, các máy bay ném bom B-1B có chiến đấu cơ hộ tống đã bay đến phía bắc Triều Tiên để thị uy. Phản ứng lại, Triều Tiên đưa máy bay, xăng dầu và phương tiện quân sự đến phía Đông.
Hàn Quốc đang muốn Mỹ tái khẳng định cam kết giúp phòng thủ, từ khi Triều Tiên đạt tiến bộ lớn trong việc phát triển đầu đạn hạt nhân đủ nhỏ để đưa lên tên lửa có thể tấn công lãnh thổ Mỹ.
Nếu như xảy ra chiến tranh, các thành phố Mỹ bị đặt vào tầm ngắm, nếu chính quyền Mỹ can thiệp giúp Hàn Quốc. Đó là lý do ở Seoul có những nghi ngờ liệu chính quyền Mỹ có chịu chuốc liều như thế hay không.
Một số chính khách Hàn Quốc đã kêu gọi Mỹ tái triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật, nhưng cho đến nay Mỹ chưa chấp thuận.
Nhà nghiên cứu Adam Mount của Trung tâm vì sự tiến bộ Mỹnói: “Vài người Hàn Quốc vẫn nghĩ vũ khí hạt nhân là tín hiệu quan trọng nhất của sự cam kết liên minh, và vì Mỹ đang không triển khai lực lượng hạt nhân, họ đã tạo ra chữ "tài sản chiến lược"vốn thường có nghĩa "phương tiện quân sự qui ước lớn".
Kingston Reif, chủ nhiệm chính sách giải giáp vũ khí của Hội kiểm soát vũ khí (Mỹ) nói: “Việc triển khai thêm ‘tài sản chiến lược’ ở khu vực, trong khi tiếp tục trấn an đồng minh cũng không thể thuyết phục Triều Tiên thay đổi đường hướng, và trong bối cảnh sôi bỏng hiện nay, sự triển khai các phương tiện ấy có thể bị hiểu sai, càng làm gia tăng căng thẳng, nhất là khi ông Trump có những tuyên bố dọa nạt và khiêu khích”.
Bảo Vĩnh (theo Guardian)