Ngắm những bức tranh nude của danh họa Lưu Công Nhân
Văn hóa - Ngày đăng : 11:28, 06/09/2017
Đề tài vẽ khoả thân, ca ngợi vẻ đẹp tự nhiên của phái nữvẫn được hầu hết các hoạ sĩ thể hiện và thể nghiệm. Rất nhiều tên tuổidanh hoạbậc thầy trên thế giới vẫn được lưu truyền vì đã để lạinhững tuyệt tác này.Tuy nhiên, việc triển lãm, công bố những tác phẩm thể loạinày cho công chúng thưởng ngoạn vẫn chưa nhiềuở Việt Nam. Vì thế, triển lãm "Nét" của cố hoạ sĩLưu Công Nhân tại Hà Nội nhân kỷ niệm 10 năm ngày mất củaông (2007 - 2017)được người yêu nghệ thuậtđánh giá cao.
Danh hoạ Lưu Công Nhân (1931- 2007)
Đặc biệt, theo tìm hiểucủa Một Thế Giới, toàn bộ tranh triển lãm ở VCCA lần này đều thuộc bộ sưu tập của ông Nguyễn Phúc Hưởng. Và nhà sưu tập đang sống ở Sài Gòn chứ không ở Hà Nội. Như vậy, việcchuyển loạt tranh quý này ra Bắc cũng lắm công phu. Thông tin khác, nhà sưu tậprất mê tranhLưu Công Nhân, vì thếông đã dành nhiều tâm lực, công sức để sưu tập tranh của danh hoạ này. Một nhà quay phim mê tranhgiấu tên cho biết, bộ sưu tập tranh Lưu Công Nhân của ông Hưởng khá đồ sộ, nếu không nói là lớn nhất, phảihơn 400 bức. Giá trị của nó ước chừng để mua được không dưới 500 cây vàng.
Hoạ sĩ Lưu Công Nhân nổi tiếng là người học trò tài hoanhất của danh hoạ Tô Ngọc Vân. Ông tốt nghiệp trường Mỹ thuật khóaKháng chiến tại Việt Bắc (1950 - 1953). Sự nghiệp ông khá đồ sộbởi ông lao động sáng tạo miệt mài vàsáng tác trên nhiều chất liệu từ sơn dầu, sơn mài, lụa... đến bột màu, thuốc nước. Ông luôn tìm tòi, thể nghiệm nhiều phong cách,bút pháp từ hiện thực đến trừu tượng như các đề tài vẽ về người chiến sĩ, nông dân, phong cảnh nông thôn, miền núi, miền biển, thiếu nữ, tĩnh vật...bằng cách biểu đạt phóng khoáng, lãng tử, màu sắc hài hòa, táo bạo. Nhiều tác phẩm của ông mang dấu ấn nghệ thuật cao, gây ảnh hưởng nhiều đến lớp hoạ sĩ trẻ.
Gần 500 khách mời gồm các họa sĩ nhiều thế hệ, giới phê bình nghệ thuật, các nhà sưu tập và người yêu hội họa... đã tề tựu tại Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom (VCCA) để tham dự lễ khai mạc triển lãm “Nét”.
Các họa sĩ Lê Thiết Cương,Đào Hải Phong, Mai Long, Trần Lưu Hậu, nhà sưu tập Nguyễn Phúc Hưởng và ông Lưu Quốc Bình, con trai thứ của họa sĩ Lưu Công Nhân(từ trái qua) trong đêm khai mạc triển lãm
Nhà sưu tập Lưu Quốc Bình, con traicố hoạ sĩ Lưu Công Nhân, cho biết về những tranh vẽ của danh hoạ trên báo Thanh Niên:"Thời đó không khuyến khích vẽ nude. Thập niên 70 vẽ nude hay trừu tượng cũng nguy hiểm.Thậm chí, bất chấp việc mỗi nghệ sĩ đều rất muốn khoe tranh của mình, việc ông Nhân cùng nhóm bạn bè xem tranh nude mới sáng tác cũng cực hiếm".
Quan điểm về tranh của Lưu Công Nhân trên một thủ bútgửi cho nhà sưu tập Nguyễn Phúc Hưởng đã nói lên rất rõ cách nhìn về cáiđẹp của ông trên giá vẽ: "Hội hoạ đích thực không cần sự hùng biện. Hội hoạ đích thựcvẽ bằng tình yêu".
Báo điện tử Một Thế Giớixin giới thiệu một sốtác phẩm đã được triển lãm trong "Nét" của danh hoạ Lưu Công Nhân và một số nguồn khác.
Đông Dương