Thủ đô Ukraine bị đánh bom trong ngày Lễ Độc Lập
Quốc tế - Ngày đăng : 13:27, 25/08/2017
Kênh truyền hình 112 chiếu cảnh một người phụ nữ nằm dưới đất, trên con đường gần trụ sở chính phủ Tổng thống Petro Poroshenko.
Các nhân chứng cho kênh 112 biết: có vẻ quả bom được ném từ một chiếc xe đang chạy.
Ngày 24.8 là ngày Ukraine kỷ niệm 25 năm độc lập khỏi Liên Xô. Quân đội NATO tham gia diễu binh ở thủ đô Kiev.
Ukraine đang có nội chiến với quân đông Ukraine ở vùng Donbass. Hiện chưa rõ vụ đánh bom có liên quan tình hình căng thẳng này hay không.
Nga đã phủ nhận không giúp quân ly khai, nhưng Tổng thống Poroshenko nói có “3.000 lính chính qui” Nga ở miền đông và Crimea.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis cũng đến Kiev dự Lễ Độc lập.
Trước khi xảy ra vụ đánh bom, ở cuộc họp báo chung với Tổng thống Poroshenko, Tướng Mattis khẳng định Nga không thực hiện thỏa thuận ngưng bắnmà Nga cùng Ukraine đạt được ở Minks (Belarus) hồi năm 2015, và Nga dọa nạt châu Âu:
“Dù Nga chối, chúng ta biết họ tìm cách dùng vũ lực để vẽ lại biên giới quốc tế, gây tổn thất cho các quốc gia có chủ quyền và tự do của châu Âu”.
Ông cũng khẳng định chính phủ Tổng thống Mỹ Donald trump sẽ không chấp nhận việc Nga sáp nhập Crimea hồi năm 2014. Ông Poroshenko đòi Nga phải trả Crimea cho Ukraine.
Tướng Mattis nói bóng gió rằng ông ủng hộ khả năng Mỹ bán vũ khí phòng thủ sát thương cho Ukraine, nhưng nhấn mạnh đấy không phải là sự khiêu khích Nga:
"Vũ khí phòng thủ không phải để khiêu khích, trừ phi bạn là kẻ xâm lược và rõ ràng là Ukraine không phải là nước xâm lược, khi lãnh thổ của họ là nơi xảy ra đánh nhau”.
Bộ trưởng Mattis nói Mỹ quyết tâm giúp Ukraine xây dựng và hiện đại hóa quân đội.
Tổng thống Poroshenko nói ông “hài lòng” với cuộc trao đổi về vũ khí, và ông cùng Tướng Mattis đã bàn khả năng đưa quân LHQ có vũ trang đến đông Ukraine.
Ông Mattis không cho biết ông đề nghị thế nào với Nhà Trắng về vấn đề vũ khí sát thương. Nhưng có thông tin Lầu Năm Góc và Bộ Ngoại giao ủng hộ việc bán vũ khí này cho Ukraine, và Nhà Trắng đang xem xét khả năng này.
Thời Tổng thống Barack Obama, đã có những quan điểm nếu bán vũ khí sát thương cho Ukraine là khiêu khích Nga.
Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain, người phản đối quan điểm của chính phủ Obama, nói ông Trump nên cấp vũ khí phòng thủ sát thương, để Ukraine chống Nga.
Trung Trực (theo Reuters)