Những ảnh hưởng tiêu cực của stress tới sắc đẹp

Thông tin Y học - Ngày đăng : 19:57, 26/07/2017

Thường xuyên căng thẳng, lo âu không chỉ có những tác hại vô cùng xấu đến sức khoẻ mà còn khiến làn da của bạn bị lão hoá nhanh chóng.

Mụn trứng cá

Các chuyên gia y tế cho rằng cảm giác buồn bã có thể gây mất cân bằng vi khuẩn đường ruột, dẫn tới tình trạng viêm ở khắp cơ thể, bao gồm cả da. Hòa mình vào tự nhiên là cách tuyệt vời để giảm căng thẳng. Nếu bạn không thể ra ngoài, chỉ cần phóng tầm mắt nhìn ra xa hoặc ngắm một bức tranh phong cảnh là có thể giảm căng thẳng, giảm mụn trứng cá.

Nếp nhăn

Khi bạn căng thẳng, cơ thể sẽ sản sinh ra hormone cortisol – nguyên nhân gây ra huyết áp cao, rối loạn quá trình trao đổi chất, tăng cân và phá vỡ lớp collagen dưới da. Khi lớp collagen bị tổn thương, làn da sẽ trở nên sạm màu, xuất hiện nhiều nếp nhăn và vết chân chim.

Vết thương

Những người nghe nhạc thư giãn trước và sau phẫu thuật ít bị stress hơn và phục hồi nhanh hơn so với các bệnh nhân khác. Stress có thể ảnh hưởng tới các tế bào miễn dịch trên da cần để giúp lành vết thương.

Mắt sưng, xuất hiện quầng thâm

Cùng với sự thiếu ngủ, stress cũng có thể khiến bạn ăn mặn nhiều hơn và dẫn đến tình trạng giữ nước trong cơ thể. Cơ thể giữ nước là nguyên nhân khiến bạn thức dậy với đôi mắt sưng húp mệt mỏi, lộ rõ quầng thâm dưới mắt.

Để không bị stress ảnh hưởng đến làn da và sức khoẻ, bạn cần có kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi hợp lí, duy trì sức khỏe tốt, tiến hành những hoạt động sáng tạo bên ngoài nơi làm việc, tập thể dục thường xuyên. Bên cạnh đó, bạn cũng nên có kế hoạch chăm sóc da kĩ lưỡng, chống nắng và dưỡng ẩm cẩn thận để làn da luôn khoẻ mạnh, mịn màng.

Da kém bảo vệ

Trong một nghiên cứu năm 2015, các nhà khoa học tại ĐH Y Iwate ở Nhật Bản đã điều tra ảnh hưởng của căng thẳng tâm lý lên hàng rào bảo vệ da, giúp ngăn độc tố và giữ độ ẩm. Kết quả cho thấy stress làm suy yếu hàng rào này, khiến da dễ bị nhiễm trùng và mất nước.

Rụng tóc

Một nghiên cứu năm 2014 được đăng trên tờ Journal of Dermatology Ấn Độ cho thấy 38% số bệnh nhân rụng tóc từng mảng (một rối loạn da gây rụng tóc) bị trầm cảm, trong khi 62% bị lo âu. Mặc dù đây có thể là hậu quả từ việc đối phó với rối loạn này, nhưng kết quả cho thấy trầm cảm, lo âu có thể gây bệnh hoặc khiến bệnh tái phát. Cần đi khám bác sĩ và điều trị khi bị tình trạng này.

Tăng cân/giảm cân thất thường

Trong đa số các trường hợp căng thẳng sẽ gây tăng cân, nhưng một số người lại bị giảm cân. Tất cả phụ thuộc vào cách bạn phản ứng với những tình huống căng thẳng của bạn.

Thậm chí nếu bị căng thẳng và bạn ăn ít hơn nhưng vẫn tăng cân, nguyên do là vì năng lượng được sử dụng để tiêu hóa thức ăn bây giờ được dùng để đối phó với sự căng thẳng

Hà Anh (TH)

La Hường