SCIC rút toàn bộ 1.000 tỉ đồng vốn tại Gang thép Thái Nguyên
Tài chính và đầu tư - Ngày đăng : 16:26, 20/04/2017
SCICvừa có công văn gửi CTCP Gang thép Thái Nguyên (mã cổ phiếu TIS) đề nghị công ty này bổ sung nội dung về việc thông qua phương án rút toàn bộ vốn của SCIC 1.000 tỉ đồng, theo phương thức rút vốn làm giảm quy mô vốn điều lệ vào chương trình Đại hội cổ đông thường niên năm 2017.
Khoản tiền 1.000 tỉ đồng này được SCIC rót vốn vào khi Gang Thép Thái Nguyên phát riêng lẻ 100 triệu cổ phần để huy động vốn cho dự án đầu tư mở rộng Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2. Giá phát hành khi đó là 10.000 đồng/cổ phiếu, trong khi đó tại thời điểm phát hành, giá cổ phiếu TIS giao dịch trên thị trường UpCOM ở quanh mức giá 4.000 đồng/cổ phiếu.
Dù rất cần vốn cho dự án giai đoạn 2, song Gang Thép Thái Nguyên vẫn chưa được sử dụng nguồn tiền SCIC rót vốn. Theo báo cáo tài chính của công ty này thì 1.000 tỉ đồngcủa SCIC được gửi có kỳ hạn 3-6 tháng tại ngân Vietcombank với lãi suất 5,3-5,5%/năm.
Dự án cải tạo và mở rộng sản xuất Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 hiệnlà 1 trong 12 dự án thua lỗ của ngành công thương. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, việc xử lý các tồn tại, yếu kém, không hiệu quả các dự án, doanh nghiệp theo nguyên tắc khẩn trương, triệt để, tổn thất ít nhất thất thoát tài sản nhà nước, theo nguyên tắc thị trường, không để đổ vỡ ảnh hưởng đến hiệu quả doanh nghiệp khác.
Dự án này có quy mô đầu tư 8.104 tỉ đồng được Gang Thép Thái Nguyênxây dựng năm 2008. Sau gần một thập kỷ xây dựng,nhà máy đang "đắp chiếu". Nhà thầu Trung Quốc làTập đoàn Luyện kim(MCC) đã bỏ về nước.
Tính đến 30.9.2016, công ty đã rót khoảng 4.581 tỉ trong tổng số 8.104 tỉ đồng đầu tư vào dự án mở rộng Nhà máy Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2. Nhà máy ngừng hoạt động nhưng các chi phí hao mòn, duy tu, bảo dưỡng vẫn lên tới hàng trăm tỉ đồng mỗi năm.
Dự án giai đoạn 2 trở thành gánh nặng cho công ty khi chìm trong thua lỗ do chi phí tài chính lớn. Tới cuối quý 3/2016, Gang Thép Thái Nguyên mới thoát lỗ luỹ kế và có lãi trở lại.
Theo thông tin từ ông Trương Thanh HoàiVụ trưởng Vụ công nghiệp nặng, Bộ Công Thươngđang làm việc với các đơn vị thẩm định, sau khi có kết quả định giá mới có phương án chính xác để xử lý dự án nghìn tỉđắp chiếu này. Trong quá trình này đã có một số nhà đầu tư đã ngỏ lời mua dự án. Đáng chú ý, Công ty cổ phần Thương mại Thái Hưng trả giá dự án 1.500 tỉ đồng.
Theo kế hoạch, ngày mai 21.4, Bộ trưởng -Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng sẽ chủ trì buổi làm việc của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp thuộc ngành công thương.
Tuyết Nhung