Thí sinh đăng ký thi khối khoa học xã hội tăng cao
Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 15:41, 19/04/2017
Trong các hồ sơ đăng ký, khoảng 39% chọn bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên, hồ sơ thí sinh đăng ký chọn bài thi tổ hợp Khoa học xã hội là 49,4%, cao hơn so với tổ hợp Khoa học tự nhiên 10%. Và số còn lại là gần 9% thí sinh đăng ký dự thi cả hai bài thi tổ hợp. Qua thống kêcho thấy, năm 2017, các thí sinh lựa chọn tổ hợp thi Khoa học xã hội tăng lên rất nhiều so với các tổ hợp thi Khoa học tự nhiên, điều này trái ngược hẳn với các năm trước đó.
Giải thích cụ thể hơn về nguyên nhân này, trong buổi tư vấn tuyển sinh của nhà trường, PGS-TS Hoàng Anh Tuấn - Phó hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Hà Nội) cho rằng khối Khoa học xã hộităng cao do năm nay Bộ GD-ĐT bổ sung thêm các môn như: Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân... Điều nàycho thấy quy chế năm nay đã đáp ứng được năng lực học tậpcủa thí sinh.
Việc không giới hạn số lượng nguyện vọng cũnggiúp thí sinh mạnh dạn đăng ký những ngànhyêu thích, mà có thể mức điểm chuẩn các năm trước cao hơn so với năng lực của các em. "Thường mỗi năm các học sinh sẽ dễ dàng lựa chọn khối thi của mình với các môn thi truyền thống. Tuy nhiên, năm nay các em lựa chọn tổ hợp Khoa học xã hội cao hơn do làkỳ thi trắc nghiệm. Những môn học gắn liền với xã hội có thể dễ dàng đoán được kết quả nếu như chú ý so với các môn khối tự nhiên", ông Tuấn nói.
Ông Hoàng Anh Tuấncũng cho biết, việc tỷ lệ các thí sinh đăng ký tổ hợp Khoa học xã hội cao hơn có thểgiải thíchdo các em sẽ không mất thời gian học thuộc quá nhiều mà chỉ cần nhớ cụ thể những vấn đề xảy ra là có thể làm được bài. Còn các môn Khoa học tự nhiên, các em buộc phải nhớ chính xác các số liệu, tính toán cụ thể, giải phương trình...
PGS-TS Hoàng Anh Tuấn - Phó hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Hà Nội)
Bên cạnh đó, quy chế cho phép thí sinh được đăng ký dự thi cả hai bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội. Bài thi nào đạt điểm cao hơn sẽ được tính để xét công nhận tốt nghiệp THPT. Trường hợp thí sinh đăng ký 2 bài thi tổ hợp, chỉ cần một bài không có môn thành phần bị điểm "liệt" là được xét công nhận tốt nghiệp.
Trao đổi với phóng viên báo điện tử Một Thế Giớivềlý do học sinh lựa chọn tổ hợp Khoa học xã hội nhiều hơn, cô giáo Nguyễn Thị Nhiếp – Hiệu trưởngtrường THPT Yên Hòa(Hà Nội) nhấn mạnh: "Trongthị trường lao động ngày càng cạnh tranh quyết liệt, khi chọn nghề, các emphải cân nhắc đến năng lực học tập của bản thân, nhu cầu của thị trường lao động thời điểm tốt nghiệp. Bên cạnh đó, các em khá lo sợ mình bị điểm kém nên lựa chọn tổ hợp Khoa học xã hội để tăng điểm sốcủa mình. Các môn xã hội chú trọng học bài, nắm vấn đề và nhớ nội dung trọng tâm là có thể làm được bài. Hơn nữa, ở tổ hợp Khoa họcxã hội, các môn thi có kiến thức gần gũi đời sống nên dễ nhớ hơn".
Cùng ý kiến với Hiệu trưởng trường THPT Yên Hòa, cô giáo Nguyễn Thị Hoài dạy môn Giáo dục công dân trường THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) cho hay việc các thí sinh lựa chọn bài thi tổ hợp Khoa học xã hội cao rất dễ lý giải. Các tổ hợp Toán - Văn - Tiếng Anh là để các em lựa chọn các trường ĐH, CĐ cho mình, còn các bài thi Khoa học xã hội dùng để xét tốt nghiệp, tránh bị điểm liệt.
"Ở các năm trước, tôi biết có những trường khôngmột học sinh nào đăng ký thi môn Lịch sử. Tuy nhiên, năm 2017, môn học này nằm trong tổ hợp Khoa học xã hội cùng với các môn khác nên các học sinh đăng ký thi tổ hợp này khởi sắc. Dokhông còn thi hoặc xét tuyển theo khối học truyền thống nữa nêncác em cũng dễ dànghơn khi lựa chọn các môn học, ngành học yêu thích", cô Hoài nói.
PGS-TS Trần Văn Nghĩa - Phó cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD-ĐT cho biết: Các thí sinh lựa chọn các trường xét tuyển, thi tuyển các môn thuộc tổ hợp Khoa học xã hội vì các trường trong hệ thống ĐH, CĐ khá nhiều, chính vì thế các thí sinh sẽ lựa chọn các trường có điểm số các năm không quá cao để đăng ký. Qua số lượng hồ sơ nộp về, có thể nhận thấy các em học sinh không có thế mạnh ở các môn Khoa học tự nhiên sẽ lựa chọn tổ hợp Khoa học xã hội dưới hình thức trắc nghiệmđể có điểm số an toàn. Đặc biệt ở tổ hợp Khoa học xã hội có môn Giáo dục công dân có các thông tin dễ nhớ, tính chính xác cao nên nhiều học sinh cho rằng làm bài dễ đạt điểm cao hơn.
Ngày 20.4 là hạn chótnhận hồ sơ đăng ký dự thi của thí sinh. Các chuyên gia tuyển sinh có kinh nghiệm cho rằng không còn nhiều thời gian cho thí sinh, nên nộp ngay khi đã tính toán, cân nhắc ngành, trường phù hợp với mình.Những thí sinh nộp nhiều nguyện vọng là những thí sinh học lực trung bình khá, do không chắc chắn đỗ một trường nào nênđăng kýnhiều nguyện vọng để chống trượt. Nếu có quá nhiều lựa chọn, phần mềm tuyển sinh sẽ lọc vàlựa chọn ngẫu nhiên một ngành, trường học nào đó mà thí sinh đăng ký, rất có thể là nguyện vọng thí sinh không thích.
Bộ GD-ĐT cũng lưu ý, nếu thí sinh đã tốt nghiệp, với bài thi có môn thành phần bị điểm liệt thì không thể dùng kết quả cả bài thi này để xét tuyển ĐH, CĐ. Trường hợp này, thí sinh có thể dùng kết quả của các môn thành phần có kết quả trên 1 điểm để đăng ký xét tuyển. Thí sinh đã đăng ký dự thi bài thi tổ hợp nào thì phải dự thi hết môn thành phần của bài thi tổ hợp đó, kể cả trường hợp đăng ký dự thi 2 bài thi tổ hợp. Nếu thí sinh đăng ký dự thi cả 2 bài mà không dự thi một bài sẽ bị coi là bỏ bài thi và không được xét công nhận tốt nghiệp. Thí sinh tự do đã tốt nghiệp hoặc thí sinh được bảo lưu điểm thi theo quy định mới được chọn các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp.
Dạ Thảo (tổng hợp)