Ông Đoàn Ngọc Hải: 'Căn cứ vào lộ giới và tấm hình cũ thì rạp Công Nhân đã vi phạm hai bậc'
Sự kiện - Ngày đăng : 07:19, 28/03/2017
Sau khi báo điện tửMột Thế Giới đăng tải bài viết: "Quận 1 phá dỡ bậc thềm của rạp hát trăm tuổi" vào ngày 23.3, đã tạo ra hai luồng dư luận:ủng hộ lẫn phản ứng gay gắt, từcộng đồng mạng.
Lý do bạn đọc quan tâm vì ông Đoàn Ngọc Hải, Phó chủ tịch quận 1 đã "đụng" đếnrạp hát Công Nhân (số 30 - Trần Hưng Đạo, Q.1) được xây dựng từ 1940, là một công trình văn hóa mang tính lịch sử, cótừ thời Pháp thuộc. Để rõ ràng việc ông Hải phá dỡ hai bậc thềm đúng hay sai, chúng tôi đã đi tìm câu trả lời đểgiải đáp thắc mắc của bạn đọc.
Chúng tôi đã hỏi bà Trần Thị Giò, cháu vợ của đại gia Sài Gòn thời đó là ông Nguyễn Văn Hảo, người đã bỏ tiền mua đất, xây dựng rạp Nguyễn Văn Hảo xưa, sau này nhà nước quản lý, đổi tên lại là rạp Công Nhân.
Năm nay đã 82 tuổi, bà Giò lục lọi trí nhớ, cho biết: "Lúc còn mười mấy tuổi, tôi đã đi lên, đixuống Sài Gòn, tôi đã thấy các bậc thềm. Đến năm 20 tuổi thì tôi ở luôn trên này".
Phóng viên hỏi: "Lúc mới lên Sài Gòn, bà thấy có mấy bậc thềm?". Bà Giò nhớ lại: "Ban đầu chỉ có 3 bậc cao, rất khó đi. Sau này diễn viên đi vào hay bị té ngã nên người ta xây thêm hai bậc nữa".
Bà Giò khẳng định lần nữa: "Lúc tôi còn nhỏ, đã có 3 bậc thềm. Hai bậc xây sau cũng là xâytrước ngày miền Namgiải phóng mấy chục năm, lâu lắm rồi, chứ không phải sau này, mới một ngày một bữa".
Ông Đoàn Ngọc Hải đang chỉ đạo lực lượng dưới quyền tháo dỡ hai bậc thềm sai với thiết kế ban đầu của nhà hát có tuổi đời 77 năm
Hình ảnh tháo dỡ hai bậc thềm đêm 22.3
Ông Lê Quan Ba, nhân viên lâu năm của nhà hát đang ngồi thẫn thờxem tháo dỡ bậc thềm rạp hát, gây xúc động
Con gái bà Giòngồi bán hủ tiếu tại rạp, liên tụcchen vào nhắc "tuồng" mẹ. Chị nàycho rằng nguyên trạngban đầu rạp hátcó4 bậc thềm, trước ngày miền Namgiải phóng mớixây thêm một bậc nhỏnữa. Chị này giải thích 4 bậc thềm nguyên thủy của rạp, mỗi bậc tượngtrưng cho: sông, hồ, ao, biển. Chị này nói: "Nếu ông Hải đập thì chỉ đập 1 bậc lấn chiếm, chứ không đập thêmbậc kia".
Do tuổi của chị còn khá trẻ, thuộc thế hệ "sinh sau đẻ muộn" nêncó thể độ tin cậy không bằngxác nhận của bà Giò, người đã từng chứng kiến hầu hếttừng thời kỳ lịch sử của rạp hát. Và quan trọng nhất, hiện bà Giò vẫncòn rất minh mẫn, sáng suốt.
Bà Giò cho biết các bậc thềm đều là đá mài cũ xưa. Lý do nhìn mới là do các nhân viên của rạp thường xuyên chùi rửa sạch sẽvàomỗi cuối tuần.
Bà Trần Thị Giò: "Ban đầu, rạp hát chỉ có 3 bậc thềm"
Trong đêm, lực lượng của ông Đoàn Ngọc Hải tháo dỡ hai bậc thềm, ông Lê Quan Ba, chồng của bà Trần Thị Giò cũng có mặt chứng kiến. Ông Ba cho biết tâm trạng đangrất buồn khi thấycác bậc thềm bị tháo dỡ. Thời thơ ấu, ông từng nghịch ngợm tạibậc thềm này cùng bạn bè, từng nhìn thấy những nghệ sĩ tài danh nhưPhùng Há, Năm Phỉ... bước lên những bậc thềm này để vào trong nhà hátbiểu diễn.
Chúng tôi đã liên hệ ông Đoàn Ngọc Hải. Vị Phó chủ tịch quận 1 cho biết lý do tháo dỡ hai bậc thềm trước rạp Công Nhân: "Tôi căn cứ vào lộ giới và căn cứ vào tấm hình cũ trước đây của rạp hát thì rạp đã xây dựng vi phạm hai bậc.Tôi không làm gì sai cả".
Chúng tôi đã tìm lại hình ảnh xưacủa rạp hát Nguyễn Văn Hảo, do người nước ngoài chụp và đối chiếu với hiện tại, thì thấy đúng là ban đầu rạp hát có 3 bậc thềm chính(nếu tínhluôn bậc thềm lài sát mặt đường thì hiện trạng ban đầu có 4 bậc). Có thể khẳng định sau khi ông Đoàn Ngọc Hải chotháo dỡ hai bậc thềm, rạp Công Nhân đã gần như trở về nguyên trạng ban đầu.
Rạp Nguyễn Văn Hảo trên tạp chí Life, trước khi đổi tên thành rạp Công Nhân
Và sau khi tháo dỡ hai bậc thềm, gần như đã giống nguyên trạng ban đầu
Như vậy, những ngày qua, dư luận lên án ông Đoàn Ngọc Hải, Phó chủ tịch quận 1 tháo dỡ hai bậc thềm là không có cơ sở. Cho dù tuổi đời của hai bậc thềm đã tháo dỡlà hàng chục năm (sớm nhất là được xây dựng vào năm 1971), nhưng vẫn sai so với thiết kế ban đầu của rạp vào năm 1940, do đại gia Nguyễn Văn Hảo xây dựng. Vì sự thông thoáng vỉa hè, vị Phó chủ tịch quận 1 đành phải bấm bụng "hy sinh" hai bậc thềm của rạp hát này.
Ông Đoàn Ngọc Hải vẫn giữ lại nguyên vẹn 3 bậc thềm "đá mài" mang tính lịch sử có tuổi đời hơn 3/4thế kỷ, chính xác là 77 năm.
Clip bà Trần Thị Giò khẳng định rạp Nguyễn Văn Hảo xưa chỉ có 3 bậc thềm, trước ngày đất nước thống nhất lãnh đạo rạp hát cho xây thêm 2 bậc thềm nữa:
Một số hình ảnh các bậc thềm "nguyên trạng ban đầu" lúc xây dựng rạp hát vào năm 1940, sau khi ông Đoàn Ngọc Hải ra lệnh tháo dỡ hai bậc thềm xây thêm trước ngày miền Nam giải phóng:
Quang cảnh gọn gàng, ngăn nắp trước rạp Công Nhân sau khi tháo dỡ hai bậc thềm lấn chiếm vỉa hè
Ba bậc thềm đúng hiện trạng ban đầu của rạp hát vẫn được giữ nguyên
Mọi hoạt động nghệ thuật tại rạp hát không bị ảnh hưởng nhiều sau khi hai bậc thềm lấn chiếm sai với thiết kế ban đầu của rạp bị tháo dỡ
Vé vở hài kịch"Nàng xuân đại náo" vào đêm 2.4 đang được chào bán
Nhân viên rạp Công Nhân vừa lắp xong "bậc thềm" di động bằng sắt để tiện việc dẫn xe máy lên xuống
Ông Phong (áo thun sọc) cho biết: "Sau khi tháo dỡ hai bậc thềm, cấu trúc xây dựng rạp đã trở về nguyên trạng ban đầu"
Bên trong rạp, nhân viên thư thả ngồi xem phim
Tủhủ tiếu mì của mẹ con bà Trần Thị Giò cũng bày sát vào bên trong rạp, phục vụ khách ăn sáng
Ngay cửa phụ là tấm bia kỷ niệm sự kiện lịch sử từngdiễn ra tại rạp Công Nhân: "Đêm 19.8.1945, tại rạp hát Nguyễn Văn Hảo các tầng lớp nhân dân đã mít tinh hưởng ứng chương trình hành động của Việt Nam độc lập đồng minh hội"
Bài, ảnh, clip: Lê Ngọc Dương Cầm