Nhà báo nổi tiếng của Pháp nói chuyện ‘Phụ nữ làm nghề báo’

Văn hóa - Ngày đăng : 16:21, 28/03/2017

Viện Pháp tại TPHCM tổ chức cuộc hội thảo 'Phụ nữ và nghề làm báo". Với sự tham gia của diễn giả Christine Ockrent, một trong những nhà báo nổi tiếng của Pháp.

Ngày nay, có đông đảo phụ nữ tham gia nghề làm báo.Một số nữ nhà báo trở thành cán bộ lãnh đạo các ban biên tập. Tuy nhiên, họ còn gặp phải nhiều khó khăn hơn trước. Dung hòa cuộc sống cá nhân và công việc làm báo vẫn là mộtthách thức lớn mà đa phần nam giới không phải đối mặt. Từ góc nhìn đóViện Pháp tại TPHCM tổ chức cuộc hội thảo chủ đềPhụ nữ và nghề làm báo, với sự tham gia của diễn giảChristine Ockrent, một trong những nhà báo đương đại nổi tiếng của Pháp. Hội thảo sẽ được dẫn dắt bởi nhà báo Trương Thủy, Đài Truyền Hình Việt Nam.

Hội thảosẽ diễn ra vào lúc 18 giờ ngày 29.3.2017 tại Trường Đại học Khoa học Xã hội vàNhân văn, TP.HCM (10 – 12 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, TP.HCM).

Hội thảo sẽ sử dụng hai ngôn ngữ Việt – Pháp nên bất cứ người Việt Nam cũng có thể nghe và hiểu được.

Nhà báo, diễn giảChristine Ockrent

Christine Ockrent sinh năm 1944 vừa là nhà báo vừa là nhà văn. Là người phụ nữ đầu tiên giới thiệu các bản tin truyền hình Pháp trên kênh Atenne 2 vào năm 1981, "Nữ hoàng Christine"nhanh chóng trở thành nhân vật quan trọng trong giới truyền thông Pháp và là người phụ nữ tiên phong trong phong trào nữ hóa giới truyền thông. Ngay vào năm 1985, bà đã nhận được giải thưởng 7 d’or cho phát thanh viên xuất sắc nhất.

Trong suốt sự nghiệp của mình, với sự chuyên nghiệp, lòng dũng cảm và tính kiên định, bà đã đảm nhiệm những vị trí quan trọng hàng đầu trong nhiều cơ quan truyền thông tại Pháp như RTL, TF1 và cả L’Express. Từ năm 2008 đến năm 2011, bà điều hành Tập đoàn Nghe nhìn quốc tế của Pháp (nay là tập đoàn truyền thông France Médias Monde). Bà cũng từng là tổng giám đốc của France 24 và là tổng giám đốc đặc trách của RFI. Bà đã dẫn dắt, tiếp tục dẫn dắt và tham gia nhiều chương trình truyền hình nổi tiếng có uy tín và chất lượng như Duel sur la 3 và Affaires étrangères (Ngoại giao).

Là biểu tượng cho phong trào giải phóng phụ nữ và là người viết cuốn tiểu sử Hillary Clinton, Christine Ockrent đã xuất bản nhiều tác phẩm trong lĩnh vực này. Cuốn sách Livre noir de la condition féminine -Góc khuất về thân phận phụ nữ (2006)do bà chỉ đạo xuất bản, đã đem lại giá trị nhân văn lớn lao, đồng thời góp phần không nhỏ trong việc Christine Ockrent được trao huân chương Bắc Đẩu Bội tinh hạng nhì. Trong phần giới thiệu cuốn sách, bà đã tóm tắt quan điểm của mình về giải phóng phụ nữ: "Cứ mỗi lần chúng tôi thúc đẩy quyền của phụ nữ, nhân loại lại tiến thêm một bước hướng tới một thế giới công bằng hơn".

Trong cuốn Ces femmes qui nous gouvernent- Những người phụ nữ nắm quyền (2008), bà đã khắc họa chân dung của những người phụ nữ mang sứ mệnh đặc biệt.

Năm 2011, bà đã chung tay kí Đơn khiếu nại 343 lần hai "Bình đẳng ngay bây giờ", đòi thừa nhận nữ quyền.

Giới thiệu hội thảo

Dù những nữ nhà báo đầu tiên đã xuất hiện ở Pháp vào cuối thế kỷ 19 hoặc một vài phóng viên nữ ở Paris đã tham gia đưa tin về đời sống chính trị trong giai đoạn giữa hai cuộc chiến (như Louise Weiss),nhưngnghề làm báo chỉ có sự tham gia của phụ nữ một cách đáng kể từ sáu mươi năm nay, nhờ vào những biến chuyển trong xã hội và công nghệ.

Sau thế chiến thứ hai,đã xuất hiệnmột số ít phụ nữ nổi bật với vai trò nhà báo hay nhiếp ảnh gia. Với sự ra đời của báo chí dành cho phụ nữ, nhiều nữ nhà báo xuất sắc đã được biết đến. Như Hélène Gordon Lazareff, cô đã sáng lập ra tạp chíElle. Cũng chính côđãphát hiện ra nữ nhà báo Françoise Giroud, người thành lập ra tạp chí L’Express cùng Jean-Jacques Servan-Schreiber. Từ đó, một thế hệ nữ nhà báo đã được hình thành và tham gia làng báo chí Pháp.

Với sự ra đời của truyền hình, nhiều vai trò mới xuất hiện dành cho phụ nữ: những người dẫn chương trình. Tuy nhiên,những chức vụ quan trọng khácvẫncòn dành cho nam giới. Một số lĩnh vực mặc nhiên được dành cho các phóng viên nữnhư: giáo dục, sức khỏe, văn hóa. Lĩnh vực chính trị cũng thế. Nhà báo Françoise Giroud đặc biệt cho rằng các vị bộ trưởng cảm thấy chia sẻ với một nữ nhà báo duyên dáng dễ dàng hơn là nói với một nam phóng viên già cỗi nào đấy.

Sau đấy, một thế hệ nữ nhà báođãđấu tranh để tự khẳng định mình trong những vai trò khác như làm tình nguyện viên tại những nơi có xung đột vũ trang. Ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia nghề làm báo hơnmặc dùnhững vị tríquan trọngđa phần vẫn dành cho nam giới.

Hình ảnh của các nữ nhà báo trên truyền hình đã góp phần làm thay đổi mạnh mẽ toàn xã hội.

Ngày nay, có đông đảo phụ nữ tham gia nghề làm báo.Một số nữ nhà báo trở thành cán bộ lãnh đạo các ban biên tập. Tuy nhiên, họ còn gặp phải nhiều khó khăn hơn trước. Dung hòa cuộc sống cá nhân và công việc làm báo vẫn là một thách thức lớn mà đa phần nam giới không phải đối mặt.

Tiểu Vũ

Tiểu Vũ