ĐBQH Ngọ Duy Hiểu: 'Cần phải tìm ra người chống lưng cho 'cát tặc'
Theo dòng thời sự - Ngày đăng : 12:09, 18/03/2017
Rà soát lại việc nạo vét đường thủy
Công tác cấp phép, quản lý, giám sát thực hiện các dự án nạo vét luồng đường thủy kết hợp với tận thu sản phẩmđược cho là có nhiều lỗ hổng, bị các đối tượng lợi dụng. Sau khi có được hợp đồng thực hiện dự án, các nhà đầu tư sẽ thuê các chủ phương tiện tự bố trí nhân lực, phương tiện để thực hiện nạo vét. Sản phẩm tận thu này sẽ được bán cho tổ chức, cá nhân ngoài thị trường; không thực hiện đúng phương án đổ thải được phê duyệt.
Theo Kết luận thanh tra số 13731/HK - BGTVT, trong tổng số 71 dự án nạo vét kết hợp tận thu sản phẩm do Cục Đường thủy nội địa cấp phép, số lượng dự án có vị trí do nhàđầu tưtự đề xuất ngoài danh mục được phê duyệt lên tới 47 dự án (66,2%). Việc này tạo điều kiện cho các chủ đầu tưnạo vét luồng, tuyến tại những khu vựckhông cần thiết nhưng sẵn tài nguyên, nhằm trục lợi từ khai thác cát.
Điển hình như dự án nạo vét sông Cầu ở Bắc Ninh, ngay sau khi được cấp phép, nhà thầuđã huy động mỗi ngày trung bình gần 40 lượt tàu nạo hút cát suốt đêm, gây bức xúc cho nhân dân. Năm 2014, gần 100m đê hữu sông, đất bãi sông Cầu qua huyện Quế Võ bị sạt lở với chiều dài khoảng 50m, ăn sâu vào bãi từ 5 - 10m, khiến Bắc Ninh phải bỏ ra hơn 30 tỉ đồng từ ngân sách để khắc phục hậu quả.
Đỉnh điểm của sự việc này chính là việc Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh bị đe dọa liên quan đến việc không cho tiếp tục triển khai thực hiện dự án nạo vét luồng đường thủy nội địa quốc gia kết hợp tận thu sản phẩm các đoạn từ Km1+000-Km30+000 trên sông Cầu.
Trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới, ĐBQH Ngọ Duy Hiểu cho rằng vấn đề “cát tặc” hoành hành hiện nay đang hết sức nhức nhối, là nỗi bức xúc của người dân cũng như chính quyền. Do đó, nhiệm vụ trước mắt là cần quan tâm để hạn chế dần và tiếnđến loại trừ tình trạng này.
Theo đó, ông Hiểucho rằngcần nghiên cứu lại công tác làm sạch luồng, lạch, nạo vét đường thủy nội địa, rà soát để tránh những đối tượng lợi dụng việc này để khai thác trái phép. Nhiều năm nay, việc nạo vét nhiều tuyến luồng hàng hải, đường thủy nội địa được xã hội hóa, giao cho các nhà đầu tư sẽ bán cát, sỏi bù đắp vào chi phí nhưng không có sự giám sát chặt chẽ.
"Chính sách là đúng nhưng việc thực hiện có nhiều vấn đề, thiếu giám sát dẫn đến bị các đối tượng trục lợi để khai thác tài nguyên, gây xói lở, mất an toàn giao thông đường thủy, ảnh hưởng không nhỏ đến cộng đồng", ông Hiểucho biết.
“Phải có một quyết tâm chính trị rất là cao của cả hệ thống, từ trung ương đến địa phương và đặc biệt là phải có những đợt ra quân mạnh mẽ, ví dụ như đợt ra quân giành lại vỉa hè cho người đi bộ đang triển khai. Việc triển khai phải được thực hiện đồng bộ, quyết liệt trên khắp các dòng sông trên cả nước”, ông Hiểunói.
Cần tìm ra người "chống lưng"
Vị ĐBQH này cũng cho rằng cần điều chỉnh để nhất quán trong quy định của pháp luật cũng như những chính sách liên quan đến việc khai thác.
“Như trước kia, tôi còn làm Bí thư huyện Phúc Thọ (Hà Nội), một dòng sông mà có 2 chính sách. Hà Nội không cho phép khai thác cát dưới lòng sông Hồng trong khi Vĩnh Phúc lại cho phép. Việc xác định ranh giới giữa chỗ được phép khai thác và không được phép cũng rất khóvì trên một dòng sông. Do đó, chính sách cần phải có sự thống nhất với nhau”, ông Hiểu cho hay.
“Tôi nghĩ bây giờ cần phải làm một số chuyên án điểm, làm điển hình để tìm ra được những người chống lưng, bởi vì dư luận hiện nay vẫn đặt vấn đề về việc có chống lưng cho cát tặc lộng hành. Trước nay, mỗi đợt ra quân được hơn chục ngày rồi mọi việc lại đâu vào đấy thì không ổn”, ông Hiểunêu quan điểm.
Theo ông Hiểu, lợi nhuận khai thác cát rất lớn nên “cát tặc” hoành hành rất kinh khủng. Để hạn chế còn phải thắt chặt an ninh trât tự ở các lòng sông để tránh hình thành các băng nhóm xã hội đen. Nếu không, chỉ 5, 10 năm nữa thì đời sống của hàng vạn người dân ở một số dòng sông sẽ bị đe dọa nghiêm trọng vì lở, xói.
Theo quy định, hoạt động khai thác tài nguyên cần phải được sự giám sát của nhiều cơ quan, trong đó trực tiếp là Cục Đường thủy nội địa Việt Nam. Tuy nhiên, theo ông Hiểu, về cơ bản việc kiểm tra, giám sát, xử lý vẫn là lãnh đạo địa phương làm nhiệm vụ này, ít thấy xuất hiện của các chủ thể khác. Điều này cần kiến nghị với các cơ quan để tăng cường trách nhiệm các bên trong vấn đề này.
"Các thành phần cát tặc là tội phạm nguy hiểm, tiến hành vào ban đêm, trong khi lực lượng cấp xã rất mỏng, không có lực lượng chuyên nghiệp nên việc tiếp cận, giám sát và xử lý rất khó khăn. Hơn nữa, chính quyền cơ sở cũng không có phương tiện đầy đủ để đấu tranh", ông Hiểubày tỏ.
Ông Hiểucũng nêu ví dụ, để xử lý "cát tặc" thì cũng phải có tàu để tiếp cận, phát hiện. Công an các huyện không có cảnh sát đường thủy chuyên trách nên rất khó khăn, chỉ đợi lực lượng cấp tỉnh. Trong khi đấu tranh với tội phạm này thì phải gấp gáp, kịp thời, chứ chậm trễ huy động lực lượng thì họ đã chạy rồi.
“Trên các dòng sông, ranh giới giữa địa phương này với địa phương khác khá mong manh, trong khi nguyên tắc xử lý phải gắn với địa giới hành chính. Cho nên, các đối tượng đang khai thác cát ở đoạn này, thấy cán bộ lại chạy sang địa phương khác”, ông Hiểunói.
Cử tri, nhân dân bức xúc trước "cát tặc"
Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa 14, Chủ tịch UBMTTQ Nguyễn Thiện Nhân đã nhấn mạnh rằng, cử tri và nhân dân rất bức xúc trước nạn “cát tặc” hoành hành, khai thác khoáng sản trái phép diễn ra nhiều năm.
“Nhân dân ở xã biết, chính quyền ở xã, ở huyện biết, nhân dân khốn khổ, tài nguyên quốc gia bị cướp phá, nhưng chủ tịch, bí thư huyện, xã không chỉ đạo để chấn chỉnh tình trạng trên, không chịu trách nhiệm trước pháp luật và nhân dân. Cử tri đòi hỏi các cấp chính quyền phải vào cuộc quyết liệt, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, giám sát chính quyền địa phương thực hiện trách nhiệm của mình”, ông Nguyễn Thiện Nhân nêu.