Doanh nhân Mai Vũ Minh: Không đầu tư tiền tỉ Startup Việt khó ra thế giới
Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 08:21, 16/03/2017
Thương vụ startup Việt - FaceCar được doanh nhân Việt kiều Đức Mai Vũ Minh cam kết rót vốn đã được hãng tinMỹBloomberg xác nhận, đưa tin trên hệ thống terminal (phần tin tức dành riêng cho giới tài chính toàn cầu với 350.000 tài khoản).
Theo Bloomberg, khoản đầu tư giai đoạn đầu 400 triệu USD sẽ được giải ngân cho FaceCar để "đối đầu"với những "ông lớn"trong lĩnh vực này như Uber, Grab nhay tại thị trường Việt Nam, trước khi đưara thị trường thế giới gồmIndonesia, Malaysia, Thái Lan và Philippines.
FaceCar vốn là phần mềm ứng dụng gọi xe qua smartphone của nhóm startup Việt Nam, được đưa vào sử dụng chính thức từ tháng 12.2016. Nóthu hút nhiều sự quan tâm của người dùng Việt Nam kể từ khi xuất hiệnthông tin FaceCar có thể nhận khoản đầu tư tới 1 tỉ USD kèmkế hoạch phát triển ra thị trường nước ngoài.
Theo ông Trần Thanh Nam -ngườisáng lập FaceCarthìông Mai Vũ Minh đang sở hữu cổ phần chi phốiFaceCar hiện nay.
Với cương vị là nhà đầu tư chính, doanh nhân Việt kiều ĐứcMai Vũ Minh từng phát biểu trước báo giớirằng, khoản đầu tư cho FaceCardự kiến 1 tỉ USD, trong đó có 40% giải ngân đầu tiên liên quan đến xử lý các vấn đề kỹ thuật, kiện toàn công nghệ phần mềm.
Ông Minh nóiđây là khoản đầu tư “một lần” nhằm hướng đến hoàn thiện FacecCar để ứng dụng cho 5 thị trường mục tiêu khác. Nghĩa là nếu chia bình quân chocác thị trườngthì con số 400 triệu USD ban đầukhông lớn.
Trả lời về tính khả thi của lượng vốn dự kiếngiải ngân cho FaceCar, ông Minh nói: “Nếu không tin khoản đầu tư tiền tỉ, đừng tin chuyện startup Việt vươn ra thế giới".
Ông Mai Vũ Minh (trái) và ông Trần Thanh Nam
Thời gian tới, FaceCar có mục tiêu nâng tổng số đầu xe lên mức 15.000 từ con số 3.000 đầu xe hiện tại.
Ông Trần Thanh Namnói rằngyếu tố quan trọng nhất khiến FaceCar kêu gọi vốn thành công là việc đã giúp đảo ngược vị thế người sử dụng và nhà cung cấp dịch vụ hay các chủ xe.
Hiện có 4 ứng dụng kết nối hành khách với lái xe của các hãng taxi được phép hoạt động thí điểm là Công ty CP Ánh Dương (Đề án thí điểm V-Car), Công ty CP Vận tải 57 Hà Nội (Đề án thí điểm Thanh Cong Car), Công ty Sun Taxi (S.Car) và gần đây nhất là ứng dụng của Công ty CP Phát triển thương mại và du lịch quốc tế Ngôi Sao (Vic Car).
Cuộc đấu nàythu hút thêm nhiều cái tên khác như Go-ixe, iMove đang cạnh tranh trực tiếp với Uber bằng hình thức miễn phí hoa hồng cho người chạy taxi.
Tuy nhiên, ở hầu hết các mô hình dịch vụ vận tải truyền thống hoặc các ứng dụng gọi xe khác thì quyết định đưa ra giá cả đều nằm trong tay nhà cung cấp dịch vụ, người tiêu dùng tuy trả tiền nhưng không có quyền quyết định giá cuối cùng.
Vì thế, việc FaceCar đưa vào tính năng “thương lượng giá” cũng đồng nghĩa với việc trao “luật chơi” vào thay người dùng, tức thiết lập lại mô hình cung - cầu mà người dùng là người có quyền quyết định giá cuối cùng.
Hiện FaceCar đã cóhơn 65.000 lượt tải trên cả hai kho ứng dụng điện thoại iOS và Android.
PV