Đã biết tại sao những con voi ma mút cuối cùng bị chết
Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 16:52, 04/03/2017
Những con voi họ hàng với chúng trên đất liền đã biến mất sớm hơn nhiều, khoảng 10.000 năm trước đây. Để tìm hiểu thêm về voi ma mút trên đảo Wrangel, chuyên gia thông tin sinh học Rebekah Rogers ở Đại học bang North Carolina (Mỹ) và nhà sinh vật học Montgomery Slatkin ở Đại học California tại Berkeley đã so sánh trình tự hoàn chỉnh ADN trích xuất từ xương của voi ma mút sống cách đây 4300 năm, được tìm thấy trên đảo Wrangel, với ADN từ một mẫu của voi ma mút sống cách đây 45.000 năm ở Sibiri (Nga).
Các nhà nghiên cứu đã xác định được một loạt những đột biến gien có hại nghiêm trọng ở những con voi sống trên đảo Wrangel. Một tập hợp các đột biến gien có khả năng đã làm mất một số lượng lớn các thụ thể khứu giác. Những đột biến khác làm giảm số lượng và sự đa dạng của các protein trong nước tiểu của voi.
Kết hợp lại, hai nhóm đột biến gien này, theo các nhà nghiên cứu, làm giảm khả năng của voi trong việc đánh dấu lãnh thổ của mình, để xác định vị trí thứ bậc trong đàn và lựa chọn đối tác để sinh sản, cũng giống như động vật có vú hiện đại, vốn sử dụng mùi để tìm bạn tình giao phối.
Theo các nhà khoa học, hậu quả có thể xảy ra là nảy sinh tình trạng hỗn loạn xã hội trong các quầnthể voi. 2 đột biến trong gien có tên FOXQ1, từng được các nhà khoa học nghiên cứu kỹ ở chuột và thỏ, cũng chính là những đột biến ảnh hưởng đến lông voi ma mút trên đảo Wrangel, gây ra sự biến mất của nhân bên trong lông voi. Những con chuột với đột biến gien này cũng bị chứng kích thích dạ dày.
Do chỉ có một quần thể voi với số lượng không nhiều sống biệt lập trên đảo nên những đột biến tai hại đó tích tụ lại.Vì vậy, theo các nhà khoa học, cuối cùng hệ gien thoái hóa dần khiến quần thể voi ma mút trên đảo Wrangel không thích ứng được với những điều kiện sinh thái mới.
Vũ Trung Hương