Phát hiện ra loại thuốc vạn năng để điều trị ung thư
Thông tin Y học - Ngày đăng : 05:02, 14/02/2017
Aspirin tương tác với tiểu cầu, ngăn chảy máu bằng cách hình thành cục máu đông. Và sự tương tác này lại ngăn không cho các khối u phát triển. Thông thường, các tiểu cầu trợ giúp cho việc hình thành các mạch máu mới sau khi xuất hiện cục máu đông. Nhưng quá trình này của các tiểu cầu lại giúp các khối u sống sót và phát triển to lên. Còn aspirin sẽ phá vỡ quá trình đông máu bình thường, "ngắt" enzyme quan trọng có tên COX-1 và nhờ đó ngăn chặn sự tương tác giữa các tiểu cầu và các tế bào khối u.
Tuy nhiên, có một điểm cần lưu ý là trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã sử dụng một hỗn hợp đặc biệt của aspirin và phosphatidylcholine (PC) - (loại lipid chứa trong lecithin đậu nành). Thành phần thứ hai phosphatidylcholine này là để giảm bớt thiệt hại cho đường tiêu hóa do dùng aspirin gây ra. Hỗn hợp thuốc được gọi là "Aspirin-PC/PL2200". Các nhà khoa học hy vọng rằng hỗn hợp thuốc sẽ được đưa vào liệu pháp điều trị chống ung thư.
Trước đó, các nhà khoa học đã xác định được rằng dùng aspirin liều chuẩn có thể kéo dài khảnăng sống sót lên 2 lần. Bệnh nhân bị ung thư ruột - dạ dày, sau khi được chẩn đoán nếu dùng aspirin thì 75% số đó có cơ hội sống thêm 5 năm so với 42% ở nhóm đối chứng không dùng thuốc.
Trong thử nghiệm bao quát 14.000 bệnh nhân ung thư, kể cả các khối u trong trực tràng, đại tràng và cuống họng. 30,5%uống aspirin trước khi được chẩn đoán mắc bệnh, 8,3% số họ uống aspirin sau khi được chẩn đoán, còn 61,6% không uống thuốc. Nói chung 28% bệnh nhân sống sót ít nhất 5 năm sau chẩn đoán bị ung thư.
Aspirin có thể trở thành loại thuốc vạn năng để điều trị ung thư (trừ trường hợp ung thư tuyến tụy) nhờ giá rẻ và ít có tác dụng phụ.
Vũ Trung Hương