'Trần Trung kỳ án' - phiên bản Việt của Bao Thanh Thiên?
Văn hóa - Ngày đăng : 12:27, 12/02/2017
Trong dòng chảy phát triển phim truyền hình từ những năm hoàng kim nhất với Đất phương Nam, Giã từ dĩ vãng, Đồng tiền xương máu(kênhHTV), Mẹ chồng tôi, Của để dành, Cảnh sát hình sự(kênhVTV),... hầu hết đề tài phản ánh cuộc sống hiện đại với những câu chuyện thời hội nhập tình - tiền - tù - tội được các đạo diễn chọn lựa để khai thác, nhưng chỉ đếm trên đầu ngón tay những bộ phim truyền hình cổ trang đặc biệt là cổ trang phá án.
Sau nhiều năm nghiên cứu về lịch sử Việt, cũng như chọn lọc lại nội dung kịch bản sao cho phù hợp nhất đạo diễn Bùi Ngọc Nam Phương đã bấm máy và hoàn thành 43 tậpbộ phim Trần Trung kỳ án. Đây không chỉ là bộ phim truyền hình đầu tiên về đềtài cổ trang phá án của đạo diễn Nam Phương mà còn là seri phim lấy bối cảnh xưa đầu tiên được phá sóng trên Đài Truyền hình Vĩnh Long (THVL).
Trần Trung kỳ áncó nội dungkể về hành trình phá án ly kỳ của quan huyện Trần Trung - một vị quan trẻ tuổi, tài cao, thanh liêm, chính trực. Đồng hành cùng với vị quan này là những cánh tay đắc lực của ông như: Văn Tả, Minh Hữu, Dương Võ và nữ lương y Ngọc Nhi. Với khao khát mang ánh sáng công lý đến cho người dân nghèo, quan huyện Trần Trung cùng những người cộng sự đã lần lượt tháo gỡ những vụ án hóc búa.
Nhưng với một tuyến câu truyện dài 43 tập về quan huyện xử án, Trần Trung kỳ án dễ bị khán giả "soi" và so sánh với bộ phim nổi tiếng phá án của Đài Loan sản xuất làBao Thanh Thiên. Chính bản thân đạo diễn biên kịch Bùi Ngọc Nam Phương cũng thừa nhận, "43 tập phim Trần Trung kỳ án ít nhiều bị ảnh hưởng từ bộ phim Bao Thanh Thiên, tôi sẵn sàng đón nhận những ý kiến đó và chấp nhận bị tác động. Nhưng với một thời gian dài nghiên cứu về lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ, bộ phim cổ trang lấy đề tài phá án sẽ mang đậm văn hóa Việt Nam, và đưa đến cho khán giả những câu chuyện đầy ý nghĩanhân văn".
Đạo diễn Bùi Ngọc Nam Phương cũng cho biết bộ phim Trần Trung kỳ án sở dĩ biết là khó, và dễ bị khán giả "ném đá", nhưng anh vẫn muốn thực hiện thành mộtseri dài phục vụ khán giả không chỉ về mặt giải trí, mà hơn hết nó sẽ là một sự khác biệt trong chuỗi sản xuất phim chạy theo số đông hiện nay."Đề tài phim cổ trang phá án không thực sự được chú ý khai thác tại Việt Nam nguyên nhân vì kịch bản quá khó, nội dung kén người xem và hơn hết nó dễ bị đem so sánh với phim Hoa ngữ. Việc xây dựng bộ phim truyền hình cổ trang cũng vất vả từ bối cảnh đến khâu chuẩn bị phục trang đạo cụ, nhưng tôi vẫn muốn làm thử coi khán giả đón nhận như thế nào, từ đấy mới biết, đểrút ra kinh nghiệmcho những bộ phim vềđề tài xã hội xưa một cách tốt hơn".
Diệu Linh - Ảnh: ĐPCC