GS Đặng Hùng Võ: UBND tỉnh Vĩnh Phúc làm trái pháp luật
Sự kiện - Ngày đăng : 17:21, 07/02/2017
>>Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đồng ý phá bỏ rừng phòng hộ xây công viên nghĩa trang
>>Vĩnh Phúc: Chặt rừng phòng hộ làm nghĩa trang hay đào khoáng sản?
Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên -Môi trường khi trao đổi với PV Báo điện tử Một Thế Giới quanh chủ trương Quy hoạch, xây dựng công viên nghĩa trang trên đất trồng rừng phòng hộ tại Tam Đảo của UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã khẳng định như vậy.
Theo nội dung tờ trình số 02/Ttr-UBNDcủa UBND tỉnh Vĩnh Phúc do ông Vũ Chí Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh kýtrình Ban Thường vụ Tỉnh ủyVĩnh Phúc về việc đề nghị cho triển khai Quy hoạch, xây dựng Khu công viên nghĩa trang tại núi Ngang (xã Bồ Lý, huyện Tam Đảo), cho thấyUBND tỉnh Vĩnh Phúc khẳng địnhCông ty cổ phần Đầu tư Bình Minh Xanh đã nhận chuyển giao 70% diện tích trong tổng số 153 ha đất trồng rừng phòng hộ từ các hộ dân nhận giao rừng.
Cụ thể, trong Tờ trình cónêu rõvề quy mô nghiên cứu, hiện trạng tổng diện tích đất đối với dự án “là 153 ha, trong đó diện tích hành lang cây xanh cách ly khoảng 47,5 ha; đất công viên nghĩa trang khoảng 105,5 ha”.
Văn bản này cũng khẳng định: “Hiện trạng: Khu vực dự kiến xây dựng công viên nghĩa trang là đất trồng rừng phòng hộ giao các hộ gia đình, cá nhân trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng từ năm 2002, hiện nay chủ yếu là trồng bạch đàn có độ cao tự nhiên từ 40,0m đến 240,0m. Công ty cổ phần Đầu tư Bình Minh Xanh (địa chỉ: Nhà H10, ngõ 132 phố Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã nhận ủyquyền chăm sóc và bảo vệ rừng từ các hộ dân (khoảng 70% diện tích)”.
Như vậy, rõ ràng, UBND tỉnh Vĩnh Phúc biết rằng đây là diện tích đất trồng rừng phòng hộ, không được phép chuyển nhượng cho cá nhân, tổ chức ngoài khu vực rừng phòng hộ.
Theo tài liệu mà chúng tôi có được, số diện tích đất trồng rừng phòng hộ mà Công ty Bình Minh Xanh đã nhận ủyquyền sử dụng (70%) từ các cá nhân, hộ gia đình được “mua gom” từ trước với các bản hợp đồng chuyển nhượng trái quy định pháp luật về quản lý đất trồng rừng phòng hộ.
Bình luận về việc này, Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên -Môi trường khẳng định việc chuyển nhượng quyền sử dụng diện tích đất trồng rừng phòng hộ của các hộ gia đình đã được giao trồng, chăm sóc và bảo vệ chodoanh nghiệp, tổ chức cá nhân không có hộ khẩu tại nơi có rừng là vi phạm pháp luật. Theo quy định, khi các hộ được giao đất trồng rừng phòng hộ mà không chăm sóc, sử dụng nữa thì phải trả lại nhà nước chứ không được phép cho, tặng, chuyển nhượng chocá nhân, tổ chức, doanh nghiệp không có hộ khẩu tại nơi có diện tích rừng phòng hộ đó.
Giáo sư Võ lưu ý: Ở đây, rõ ràng là UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã biết việc chuyển nhượng không hợp pháp. Việc đáng lẽ phảilàm của các cấp chính quyền sở tại, mà cụ thể trong trường hợp này là UBND tỉnh Vĩnh Phúc, làphải thổi còi, phải vô hiệu hóahợp đồng chuyển nhượng bởi theo quy định, cơ quan hành chính có quyền can thiệp và quyết định.
Mặc dù biết là việc chuyển nhượng của các hộ là vi phạm quy định của pháp luật nhưng UBND tỉnh Vĩnh Phúc vẫn làm Tờ trình xin chủ trương của Thường vụ Tỉnh ủyVĩnh Phúclà việc làm vi phạm pháp luật, Giáo sư Võ bình luận.
Ông Võ bình luận thêm rằng việc phê duyệt chủ trương chuyển đổi với diện tích lớn như vậy (hơn 100 ha đất trồng rừng phòng hộ) của Thường vụ Tỉnh ủyVĩnh Phúc cũng chưa đúng quy định của luật pháp.
Theo Luật Đầu tư công thì trường hợp này, với diện tích đất trồng rừng tới 150 ha đất trồng rừng phòng hộ thì thuộc diện phải trình Quốc hội, xin chủ trương đầu tư của Quốc hội và phải được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư. Nếu không để ý tới điều này thì cũng phải xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ và phải được sự đồng ý của Thủ tướng, ông Võ nói.
Theo quy định của luật pháp về đất đai thì đất rừng phòng hộlà loại đất đặc biệt, có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng nên pháp luật đưa ra một số hạn chế nhất định trong việcchuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng loại đất này. Cụ thể: Căn cứ theo khoản 2, điều 192, Luật Đất đai năm 2013, cá nhân, hộ gia đình được giao trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng chỉ có quyền chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất này cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ đó, không được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sinh sống ngoài khu vực. |