Báo Anh: Đại chiến Trung - Mỹ là thảm họa khủng khiếp nhất toàn cầu
Quốc tế - Ngày đăng : 06:24, 06/02/2017
Trong những ngày gần đây, căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ ngày một dâng cao khi Mỹ tuyên bố sẽ bảo vệ Biển Đông, quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, hiện đang được Nhật Bản quản lý) khỏi "tay"của Trung Quốc.
Đáp lại, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng tuyên bố Biển Đông và Senkakulà một phần "chủ quyền không thể chối cãi" của Trung Quốc. Đồng thời người đại diện ngoại giao của Trung Quốc còn nhấn mạnh sẵn sàng thực hiện một cuộc chiến với Mỹ nếu Washington tuyên chiến.
Báo động về tình hình an ninh khu vực lại càng lên cao khi ông Steve Bannon, cố vấn chính trị hàng đầu của Tổng thống Donald Trump từng chia sẻ rằng ông tin chỉ 5 hoặc 10 năm tới sẽ có một cuộc chiến giữa Trung Quốc và Mỹ diễn ra.
Trong khi khả năng về một cuộc chiến vẫn còn khá xa vời, nhiều chuyên gia nói với Independent rằng họ tin cuộc xung đột giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ rất thảm khốc, đưa cả thế giới vào tình trạng hỗn loạn và có khả năng kết thúc "cuộc sống màchúng ta biết trên Trái đất".
Theo các chuyên gia, Mỹ sẽ chiến thắng Trung Quốc một cách dễ dàng nếu chỉ là một cuộc giao chiến thông thường. Khi đó cuộc chiến sẽ giống như việc Trung Quốc đưa một đội nông dân ra chống trả lại Achilles và đoàn quân của ông do Mỹ cử đến. Thế nhưng, ngay cả một cuộc chiến thông thường cũng sẽ là một thảm họa chiến lược toàn cầu, nó sẽ tạo ra một cuộc khủng hoảng trên thế giớivà một khoảng trống quyền lực sau sự thất bại của Trung Quốc. Đó làđiều "mà chúng ta khó có thể tưởng tượng được".
"Chúng ta sẽ thấy Chiến tranh thế giới thứ 3", ông Trevor McCrisken, giáo sư chính trị và nghiên cứu quốc tế tại Đại học Warwick nói về viễn cảnh một cuộc chiến giữa Trung Quốc và Mỹ.
"Tôi thực sự nghĩ rằng đó là dấu chấm hết của sự sống trên Trái đất. Từ một mức độ rủi ro chiến lược toàn cầu, tôi muốn nóirằng một cuộc chiến giữa Mỹ và bất kỳ cường quốc lớn nào làđiều cuối cùng màchúng ta muốn thấy,vì nó có thể leo thang thành cuộc chiến tranh hạt nhân. Khả năng hai bên sử dụng vũ khí hạt nhân là quá cao", ông McCrisken nói thêm.
Tuy nhiên, vị chuyên gia này cho biết thêm là từ những năm 1970, các nhà chính sách tại Washington đã xác định hình thức "vừa hợp tác vừa cạnh tranh" trong mối quan hệ với Trung Quốc.
"Mỹ sẽ mấthàng ngàn quân, nhưng Trung Quốc sẽ bị đè bẹp hoàn toàn nếu thực hiện cuộc chiến chống Mỹ", ông Peter Roberts, Giám đốc khoa học quân sự tại Viện nghiên cứu hoàng gia về các vấn đề quốc phòng và an ninh Anh cho biết.
Tiến sĩ Roberts cho biết lý do chính của chiến thắng này là vì quân đội Mỹ có "lợi thế vượt bậctrong cuộc chiến tranh toàn diện" do vượt trội về mặt khoa học công nghệ và bốn nhánh quân sự của Mỹ cũng hiệp đồng tác chiến với nhau cực kỳ ăn ý.
Ngược lại, quân đội Trung Quốc ít có kinh nghiệm chiến đấu cũng như không có hoạt động phối hợp ăn ý giữa các lực lượngnhư Mỹ. "Có một sự khác biệt rất lớn giữa những người từng tham chiến và những người không tham gia thực chiến", ông Roberts khẳng định.
Thiên Hà (theo Independent)