Chùa Vĩnh Nghiêm đông nghẹt sau thời khắc giao thừa
Theo dòng thời sự - Ngày đăng : 07:22, 28/01/2017
Sau thời khắc giao thừa, người dân Sài Gòn viếng chùa để xin lộc, khấn cầu bình an… Chùa Vĩnh Nghiêm là một trong những điểm thu hút đông khách và phật tử đến viếng.
Sau thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới, chùa Vĩnh Nghiêm nằm trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.3 đã đón một lượng khách và phật tử rất đông Nhiều người thắp hương thành kính nguyện cầu cho năm mới an lành, vạn sự như ý
Bé gái trong bộ áo dài truyền thống màu hồng cánh sen nổi bật giữa sân chùa Ca sĩ Hà Anh Tuấn cũng hòa vào dòng người đến chùa cầu bình an và thuận lợi trong công việc
Do lượng nhang quá nhiều nên lực lượng bảo vệ phải dập tắt bớt để đảm bảo an toàn cho khách viếng
Cô gái chạm tay vào đài sen của tượng phật bà Quan Âm để cầu nguyện. Theo một số người thì đây là cách để thể hiện lòng thành kính Khách viếng xếp hàng để vào gõ chuông. Tiếng chuông chùa đầu năm nhằm thanh tẩy năm cũ, đón chào năm mới
Bé gái gõ chuông với sự giúp sức của cha Càng về sáng, lượng khách đổ về càng đông. Bên trong chánh điện không còn một chỗ trống Cầu mong hạnh phúc, viên mãn đến với gia đình trong năm mới Do lượng khách viếng quá đông nên các sư thầy liên tục phát loa hạn chế mỗi người chỉ được thắp 3 nén nhang lên chánh điện
Khách viếng chạm tay vào tượng "Rahula" Tôn Giả La-Hầu-A, một trong 10 đại đệ tử của phật. Ngài có công phu trì cấm giới và tinh tiến đọc tụng bậc nhất nên được tôn xưng đức hiệu "Mật Hạnh Đệ Nhất" (theo ghi chú bên dưới tượng) Việc chạm vào tượng giúp mang lại may mắn cho khách viếng Theo quan niệm của người xưa, muối mặn có thể xua đuổi tà ma, đem lại nhiều may mắn trong gia đình. Vì thế muối được bán nhiều trước cổng chùa. Giá mỗi gói muối là 10.000 đồng. Mang lộc về nhà. Hi vọng một năm mới với tài lộc đầy nhà, an khang thịnh vượng, tình duyên đẹp đôi... từ lâu đã trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống trong đời sống tâm linh của người Việt Bài và ảnh: Nguyên Trương
Nguyễn Trương Tú